Luận Văn Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam . Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM 3
    I.KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM–HOA KỲ 3
    1.Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ : 3
    1.1. Xuất, nhập khẩu: 3
    1.2.Các hiệp định thương mại: 7
    1.3 Doanh nhân Hoa Kỳ làm ăn tại Việt Nam: 9
    1.4 Những thách thức đối với doanh nhân Việt Nam làm ăn tại Hoa Kỳ : 10
    2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam : 11
    2.1 Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam: 11
    2.2 Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam : 15
    2.2.1 Xu hướng biến động của đầu tư nước ngoài trong khu vực và trên thế giới : 15
    2.2.2 Sự cạnh tranh của các quốc gia khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ : 18
    II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM : 20
    1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: 20
    2. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo các HTĐT: 21
    3. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo ngành: 22
    4. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo địa phương 23
    5. Tình hình thực hiện vốn ĐTTTNN tại Việt Nam phân theo đối tác đầu tư: 25
    6. Tổng hợp tình hình ĐTTTNN vào Việt Nam năm 2006 và đánh giá triển vọng năm 2007: 26
    III. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM: 29
    1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam : 29
    2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam phân theo các HTĐT : 32
    3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành : 35
    3.1 Ngành Công Nghiệp : 38
    3.2 Ngành Dịch vụ : 40
    3.3 Ngành Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp 42
    4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam phân theo địa phương : 44
    III. TÁC ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VN 46
    1. Mặt tích cực 46
    1.1 Về mặt kinh tế : 46
    1.1.1 FDI là nguồn vốn bổ xung cho nhu cầu vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng kinh tế: 46
    1.1.2 Đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: 47
    1.1.3 FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ: 49
    1.1.4 Tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: 49
    1.1.5 Đóng góp vào ngân sách nhà nước vá các cán cân vĩ mô: 49
    1.1.6 Giúp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu: 50
    1.2 Về xã hội 51
    1.2.1 ĐTNN góp phần tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động cải thiện nguồn nhân lực: 51
    1.2.2 Mở rộng chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: 52
    1.3 Về Môi trường: 52
    2. Mặt hạn chế : 53
    2.1Về mặt kinh tế: 53
    2.1.1 Kết quả thu hút FDI còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội : 53
    2.1.2 Số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả còn lớn, tỷ lệ doanh nghiệp bị giai thể trước thời hạn còn cao 54
    2.1.3 Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn: 54
    2.1.4 Cơ cầu phân bố FDI theo ngành còn có những bất hợp lí: 54
    2.1.5 Cơ cấu phân bố ĐTNN theo vùng còn chưa đồng đều : 54
    2.2 Về mặt xã hội : 55
    2.3 Về môi trường: 55
    IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC : 56
    CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP THU HÚT HIỆU QUẢ VỐN FDI CỦA MỸ 60
    I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI 60
    1. Mục tiêu tổng quát 60
    2. Mục tiêu và đinh hướng cụ thể : 61
    2.1 Định hướng ngành: 62
    2.1.1 Ngành công nghiệp - Xây dựng: 62
    2.1.2 Ngành dịch vụ: 62
    2.1.3 Ngành Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp : 63
    2.3 Định hướng vùng: 63
    2.4 Định hướng đối tác : 64
    3. Dự báo FDI vào Việt Nam trong thời gian tới : 65
    II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 67
    1. Một số giải pháp chung tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam : 67
    1.1 Về pháp luật và chính sách : 67
    1.2 Về việc quản lí nhà nước trong hoạt động ĐTNN 68
    1.3 Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 69
    1.4 Giải pháp lao động và tiền lương 69
    1.5 Giải pháp về thuế 70
    2. Những giải pháp riêng nhằm thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tù Mỹ vào Việt Nam: 71
    2.1 Về phía Hoa Kỳ : 71
    2.2 Về phía Việt Nam : 71
    KẾT LUẬN 75


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong lịch sử phát triển việc mở cửa hội nhập là một điều tất yếu là xu thế chung với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang trên con đường phát triển tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì vậy vấn đề hội nhập đã được Nhà Nước hết sức quan tâm coi trọng. Việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đã có từ khi quốc gia mới giành độc lập và vẫn còn tiếp tục trong tương lai. Câu nói: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” đã từ lâu được bè bạn khắp năm châu biết đến.
    Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới, nó bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những đem lại cơ hội hợp tác cùng phát triển mà còn nảy sinh quá trình đấu tranh phức tạp đặc biệt là quá trình đấu tranh giữa các nước đang phát triển nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đối với nước ta quá trình hội nhập kinh tế được nâng lên một bước mới, thể hiện là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử : Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11-1-2007 đã đem lại cho chúng ta nhiều thời cơ và thách thức mới.
    Trong bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều thời cơ lớn đan xen nhiều thử thách, khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Để đạt mục tiêu lớn : “ Đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” . Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vốn ĐTNN đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong chính sách nguồn vốn của quốc gia.
    Hoa Kỳ đã từ lâu là một nước lớn có tiềm năng kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại toàn thế giới. Thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ luôn là mục tiêu hàng đầu về chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia . Lợi ích khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ không chỉ thể hiện việc giao lưu buôn bán giữa hai nước mà còn thể hiện việc thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Đã từ lâu Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn là một nguồn lực quan trọng cần tranh thủ. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua đang còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Vì vậy em chọn đề tài : “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam . Thực trạng và giải pháp ” . Trong quá trình thực hiện đề tài này còn nhiều sai sót . Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...