Luận Văn Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực tư nhân - Thực trạng và Giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực tư nhân - Thực trạng và Giải pháp

    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ đại hội VI của đảng năm 1986 , đảng ta đã nhận thấy rằng việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng của nhà nước là một yêu cầu khách quan có tính qui luật . Đặc biệt từ đại hội VII của đảng năm 1991 , nền kinh tế nước ta mới chính thức chuyển sang nề kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước . điều này cũng có nghĩa là: Với nền kinh tế kế hoạch hoá gồm hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể , khi chuyển sang nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện một số thành phần kinh tế mới trong đó có kinh tế tư nhân.
    Trải qua hơn 10 năm đổi mới, cùng với sự phát triển nền kinh tế là sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân.lý luận của đảng đã chứng minh vai trò của kinh tế tư nhân và thực tế càng khẳng định rõ vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Nếu như nền kinh tế nhà nước chiếm ưu thế ở những dự án cần vốn lớn, kĩ thuật phức tạp thì kinh tế tư nhân lại chiếm ưu thế ở những dự án vừa và nhỏ, những dự án đem lại lợ ích trực tiếp nhất đến người dân , đó là việc làm, thu nhập , các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú. Có thể nói kinh tế nhà nước có tác động ở tầm vĩ mô còn kinh tế tư nhân có hiệu quả ở tầm vi mô.Đó là hai mảng của nền kinh tế có tác dụng bổ sung , hỗ trợ cùng phát triển và cùng đưa nền kinh tế đi lên .
    Chính vì vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta, nhất là khi nước ta đang trong quá trình hội nhập AFTA và tiến tới tham gia WTO. Do vậy em đã chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng nền kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Qua đó có thể nâng cao thêm những hiểu biết về những vấn đề kinh tế ở nước ta hiện nay .
    Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thêu – giảng viên đại học thuộc bộ môn kinh tế đầu tư của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc cũng như giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

    NỘI DUNG
    PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I.KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ

    I .khái niệm đầu tư và bản chất đầu tư
    1.1 khái niệm
    Thuật ngữ đầu tư ” được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hàng ngàyhiện nay.Hầu hết mọi người sử dụng thuật ngữ đầu tư hàng ngày đều hiểu đầu tư là sự hy sinh tiền bạc , sức lực để làm một việc gì đó vớ hy vọng đạt được một kết quả mong muốn trong tương lai.
    Đứng trên phương diện của nhà kinh tế thì:
    Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản cho nền kinh tế . Các hoạt động mua bán ,phân phối lại,chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân , các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế.
    Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự bỏ ra ,sự hy sinh các nguồn lực hiện tạiđể tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả,thục hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
    Trong hoạt động kinh tế tư nhân thì hoạt động đầu tư phổ biến là hoạt động đầu tư phát triển .Nhiều khi nói đến đầu tư là được hiểu đến đầu tư phát triển.Vậy đầu tư phát triển là gì ?
    Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính ,nguồn lực lao động và nguồn lực trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội ,tạo ra việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội

    1.2 BẢN CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẦU TƯ TRONG PHẠM VI QUỐC GIA
    Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư như sau:
    a,Đầu Tư Tài Chính (đầu tư tài sản tài chính ) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trị để hưởng lãi suất định trước(gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
    Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sẩn mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư (đấnh bạc cũng là một loại đầu tư tài chính nhằm mục đích thu lời nhưng bị cấm do gây ra nhiều tệ nạn xã hội.Công ty mở sòng bạc để phục nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lợi nhuận về cho công ty thì đây lại là đầu tư phát triển, nếu đựoc nhà nứoc cho phép và tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt động do nhà nước quy định để không gây ra các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính , vốn đầu tư bỏ ra được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng(rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác).Điều đó khuyến khích người có tièn bỏ ra để đầu tư .Để giảm độ rủi ro họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, vào nhiều lĩnh vực, mỗi nơi một số lượng nhất định.Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
    b,Đầu Tư Thương Mại
    Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đố bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và bán. Loại đầu tư này cũng không thể tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tàI sản tài chính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu giữa ngưòi bán với nhà đầu tư và nhà đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên ,đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra . Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung ( chúng ta cần phảI lưu ý rằng: đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc loại đầu tư thương mại xét về bản chất. Nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo , gây khó khăn cho việc quản lý lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi của người tiêu dùng) .
    c, Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động.
    Trong đó: người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực , thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển.
    2/Các lý thuyết về đầu tư
    Kinh tế đầu tư là một môn học trong kinh tế học, một lĩnh vực trong khoa học nghiên cứu về kinh tế.Do vậy cùng với quá trình phát triển của khoa học kinh tế là sự ra đời của các lý thuyêt vè đầu tư theo các trường phài khác nhau.
    a,lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế
    Trong lỉch sử các tư tưởng kinh tế, đầu tư và tích luỹ vốn cho đầu tư ngày càng được xem là một nhân tố quan trọng cho sản xuất, cho việc gia tăng năng lực sản xuất và cung ứng các dịch vụ chi nền kinh tế và cho sự tăng trưởng. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “của cải của các dân tộc”đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của “số lao động hữu dụng và hiệu quả”.Việc tích tụ vốn đấu tư sẽ cho phép dân số và lực lượng lao động gia tăng, cung cấp cho những người lao động với trang thiết bị tốt hơn và quan trọng hơn là có thể tao ra việc phân công lao động một cách rộng rãi hơn.Viêc tăng vốn đầu tư sẽ làm tăng cả tổng sản lượng và sản lưọng bình quân mỗi lao động. Tăng tốc độ, tăng trưởng của nền kinh tế.
    Cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 thé kỷ xx, NURKSE đã nhấn mạnh hơn đến vai trò của đầu tư và vốn đầu tư đến sự phát triển nền kinh tế. NURKSE cho rằng việc thiếu vốn đầu tư là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói.Ông đã chỉ ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói (VICIOUS CIRCLE OF POVERTY)
    Về phía cung: Một quốc gia có thu nhập thấp sẽ có khả năng tích luỹ thấp, tích luỹ thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư , thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng lực sản xuất bị hạn chế và năng suất lao động cũng không thể cao, năng lực sản xuất thấp dẫn đến thu nhập sẽ thấp.
    Về phía cầu : Thu nhập thấp làm cho sức mua thấp, sức mua thấp làm cho hoạt động gia tăng đầu tư bị hạn chế, đầu tư bị hạn chế dẫn năng lực sản xuất thấp và từ đó cũng sẽ lại dẫn đến thu nhập thấp.
    Thực tế cho thấy, các nước nghèo hiện nay trên thế giới hầu hết chịu cảnh nghèo đói một phần do những nguyên nhân trên.Tức là nghèo đói tại các quốc gia này một phần do thiếu vốn đầu tư và sự đầu tư thích đáng, có hiệu quả.Nguyên nhân của tình trạng đầu tư hạn chế tại các nước này là do hoặc vì thiếu động lực thúc đẩy đầu tư hoặc là khẳ năng tích luỹ của nền kinh tếquá nhỏ.
    Điều này cho thấy rằng, để phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo thành công thì phải làm sao phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn trên. Một trong những biện pháp để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đó là xuất phát từ khía cạnh đầu tư . Nền kinh tế phải tạo được sự chuyển biến tăng mức tích luỹ từ mức thấp lên mức trung bình và mức cao để tăng quuy mô đầu tư từ đó tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế và cuối cùng là tăng thu nhập .
    Trong hầu hết các mô hình tăng trưởng, từ mô hình tăng trưởng của HARROD – DOMAR(mô hình một khu vực ) hay mô hình ARTHUR LEWIS (mô hình hai khu vực) đều thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ và rõ ràng giữa sự gia tăngcủa đầu tư và thu nhập của nền kinh tế. Quan điểm cho rằng tích tụ vốn cho đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởngkinh tế được thể hiện trong các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia(pakistan và ấn độ đều sử dụng kế hoạch năm năm trong những năm đầu thập kỷ 60 trong đố nhấn mạnh đến nhu cầu vốn trong gai đoạn khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá, trong đó việc sử dụng một lượng lớn vốn từ nước ngoài là có thể chấp nhận được).
    Mô hình ARTHUR LEWIS tiếp tục kế thừa các quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển nhấn mạnh đến sự tăng trưởng của tư bản vốn để tăng lợi nhuận và tích luỹ từ đó sẽ gia tăng đầu tư . Trong mô hình kinh tế nhị nguyên, LEWIS cho rằng:
    Vấn đền quan trọng nhất trong lý thuyết phat triển kinh tế là hiểu được quá trình mà nền kinh tế trứoc đây chỉ tích luỹ và đầu tư từ 4% đến 5% thu nhập quốc gia hay thậm chí ít hơn, chuyển sang nền kinh tế mà mức tích luỹ tự nguyện là khoảng 12% đến15% thu nhập quốc gia hay hơn.
    Theo LEWIS tất cả các quốc gia mà hiện nay đã tương đối phát triển đẫ từng có thời kỳ gia tăng mạnh mẽ về vốn, trong dố tỷ lệ đầu tư thuần của các nền kimh tế này tăng từ mức 5% hau ít hơn đến mức 12%hay hơn. Quá trình đó người ta gọi là cách mạng công nghiệp.
    Ví dụ: ấn độ trong những năm đầu thập kỷ 50, mức đầu tư thuần của nước này chỉ là khoảng 4% hay 5% thu nhập quốc gia, còn thu nhập đầu người ở mức rất thấp. Cho đến những năm 1960, mức đầu tư ròng đạt được là 12%, khi đó đời sống của người dân nước này bắt đầu có cải thiện đáng kể.
    Nghiên cứu sự phát triển của các nước đang phát triển trong 4 hay 5 thế kỷ qua cho thấy rằng: các quốc gia phát triển hàng đầu trong số các nước đó là những nước có tỉ lệ tích luỹ vốn cao nhất, còn những nước kém phát triển là những nước có tỉ lệ đầu tư thấp nhất.
    Để đánh giá mức gia tăng trong tổng sản lượng quốc gia (Y), các nhà kinh tế thường bắt đầu với việc ước tính tỉ lệ tích luỹ và khối lượng sản phẩm đầu ra thuần tuý được tạo ra từ đầu tư thuần. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng lượng hoá số vốn cần thiết để tăng sản lượng đầu ra thêm mỗi mỗi đơn vị mỗi năm trong mỗi khu vực hay của cả nền kinh tế. Giá trị tính đươcj này gọi là tỉ lệ vốn –sản lượng (capital output ratio) hay hệ số vốn (capital coefficient).
    Tỉ số vốn–sản lượng gia tăng (incremental-output ratio) hay cận biên (marginal) viết tắt là ICOR được tính bằng khối lượng vố gia tăng cần thiết (K) để tạo ra một đơn vị gia tăng trong tổng sẩn lượng quốc gia(Y).
    Tỷ số ICOR của các nước đang phát triển thường là từ 2:1 dến 5:1. Ví dụ nếu muốn tăng sản lượng quốc gia 20, khi mà ICOR tính được cho nền kinh tế là 4:1 thì lượng vốn gia tăng cần thiết để đầu tư là 80.
    Theo mô hình HAROD_ DOMAR tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ số vốn- sản lượng năng suất của vốn đầu tư .
     
Đang tải...