Luận Văn Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Dưới sự tận tình hương dẫn của TS. Từ Quang Phương cùng TS. Phạm Văn Hùng. Nhóm 14 gốm :
    1Lê Thị Mai
    2Võ Thị Như Quỳnh
    Đã thực hiện đề tài :
    “Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu”
    Gồm có các chương sau:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
    I.Khaí quát về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
    II: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
    Chương II: Thực trạng mối quan hệ đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2008
    I.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu trên thế giới
    II.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu ở Vi ệt Nam:
    Chương III: Một số giải pháp để phát triển đấu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai:
    I. Đầu tư theo chiều âu
    II.Biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư theo chiều rộng

    Chương I: Những vấn đề lý luận chung vè mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu.

    I. Khái quát về đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu

    1. Đầu tư và phân loại đầu tư

    1.1 Khái niệm:
    _ Đầu tư: nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
    Nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, klaf sức lao động và trí tuệ.
    Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính ( tiền vốn), tài sản vật chất( nhà máy, đường sá , bệnh viện, trường học ), tài sản trí tuệ( trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học, kỹ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều hiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
    _ Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đàu tư , là việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất( nhà xưởng thiết bị ) và tài cản trí tuệ( trí thức, kỹ năng ), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển

    Đầu tư phát triển đòi hỏi cần có nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.

    1.2. Phân loại đầu tư phát triển
    Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầ tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau . Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:

    1.2.1.Phân loại theo hoạt động

    Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng đầu tư cho các đối tượng vật chất ( đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởn, máy móc, thiết bị ) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất( đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo nghiên cứu khoa học, y tế ).
    Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế_ xã hội cao.


    1.2.2. Theo phân cấp quản lý
    Dầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B,C.
    Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Trong đó dự án quan trọng quốc gia do quốc hội quyết định, dự án nhóm A do thủ tướng chính phủ quyết định, nhóm B, C do Bộ trưởng, Thủ tướn cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính pủ, UBND tỉnh, thanmhf phố trực thuộc trung ương quyết định.

    1.2 3. Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư
    Phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỡ với nhau.

    1 2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
    Phân chia thành:
    _ Dầu tư cơ bản nhăm tái sản xuất các tài sản cố định
    - Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì các hoạt động của cơ sở vật chất kĩ thuật không thuộc các doanh nghiệp
    Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư cơ bản phát huy tác dụng.

    11.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
    - Đầu tư thương mại: hoạt động đầu tư mà thời gian thưch hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngăn hạn, vốn vận động nhanh , độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt đọ chính xác cao.
    - Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn(5, 10,20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thưch hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được

    1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư
    - đầu tư ngắn hạn: tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, thương do những chủ đầu tư ít vồn thực hiện, đầu tư vào các hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn.
    - Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi vốn đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.

    1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
    - Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thưc hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thong qua các hoạt động tài chính trung gian để đầu tư phát triển
    - Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện vận hành các kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên hững năng lực sản xuất phuc vụ mới ( cả lương và chất).

    1.2.8. Theo cơ cấu tái sản xuất:
    - Đầu tư theo chiều rộng
    - Đầu tư theo chiều sâu
     

    Các file đính kèm:

    • 4-.doc
      Kích thước:
      323.5 KB
      Xem:
      1
Đang tải...