Thạc Sĩ Đầu tư tài chính từ nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ kinh tế
    Đề tài: Đầu tư tài chính từ nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    Chỉ mục NỘI DUNG Trang

    Chương 1
    LỜI CẢM TẠ
    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
    LÝ LUẬN TỔNG QUAN
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀBHXH
    Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm, BHXH trên thế giới
    Sự phát triển của BHXH ở Việt Nam
    CƠ SỞ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ TÀI
    CHÍNH,CÔNG CỤ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNHVÀ QUỸ BHXH
    Hệ thống tài chính
    Quỹ BHXH
    Khái niệm
    Vị trí của quỹ BHXH
    Đặc điểm của qũy BHXH
    Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội
    Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
    Đầu tư tài chính
    Khái niệm đầu tư tài chính
    Các công cụ đầu tư tài chính
    Đầu tư chứng khoán
    Đầu tư bất động sản
    Nghiệp vụ tài chính phái sinh
    THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH (Financial Market)
    Tổngquan vềthịtrườngtàichính
    Thị trường chứng khoán
    LÝ THUYẾTDANH MỤC ĐẦU TƯ
    Quy trình quản lý danh mục đầu tư
    Lợi nhuận và rủi ro
    Định nghĩa lợi nhuận và rủi ro
    Đo lường rủi ro
    Lợi nhuận và rủi ro của một danh mục đầu tư
    Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro
    Xác định đường tập hợp các cơ hội đầu tư vào các tài sản rủi ro
    Xây dựng danh mục đầu tư với Ntài sản rủi ro và tài sản phi
    rủi ro
    Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu
    Kinh nghiệm đầu tư quỹ bảo hiểm của các nước trên thế
    giới
    Khái quát về mô hình quỹ bảo hiểm xã hội
    Chế độ hình thành, quản lý, đầu tư quỹ BHXH một số nước
    trên thế giới
    Tại Trung Quốc
    Tại Úc
    Tại Philippin
    Mô hình nghiên cứu
    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA BHXH VIỆT NAM TRONG
    THỜI GIAN QUA
    Thực trạng hoạt động và phát triển của Ngành BHXH Việt Nam
    Về thu bảo hiểm xã hội
    chi bảo hiểm xã hội
    Thực trạng đầu tư của BHXH Việt Nam trong thời gian qua
    Giai đoạn trước khi sáp nhập Bảo hiểm y tế Việt Nam vào
    Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    Giai đoạn sau khi sáp nhập Bảo hiểm y tế Việt Nam vào Bảo
    hiểm xã hội Việt Nam
    Danh mục đầu tư
    Tỷ suất sinhlời, hiệu quả đầu tư
    Tỷ trọng nguồn thu qũy BHXH Việt Nam so GDP
    Tỷ trọng đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam trong nền
    kinh tế
    Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam,
    so sánh với hiệu quả đầu tư từ Quỹ BHXH và các chỉ tiêu
    kinh tế khác
    Phân tích tình hình đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam
    trong mối tương quan với đầu tư tài chính trên thị trường tài
    chính Việt Nam
    Cơ cấu tài sản tài chính ở Việt Nam và các nước
    Tình hình đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam trong mối
    tương quan với đầu tư tài chính trên thị trường tài chính Việt
    Nam
    Hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong kết quả đầu tư của
    BHXH Việt Nam
    ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO BHXH
    VIỆT NAM
    Sự cần thiết phải đầu tư từ nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi
    Từ mô hình tính toán dự báo quỹ BHXH
    Kiểm chứng bằng phân tích tài chính
    Thành lập Trung tâm đầu tư quỹ BHXHtách hẳn khỏi Ban
    kế hoạch tài chính hiện nay
    Xây dựng danh mục đầu tư
    Xây dựng mục tiêu đầu tư
    Chính sách phân bổ tài sản:
    Vai trò của chính sách phân bổ tài sản
    Những căn cứ xác định chính sách phân bổ tài sản
    Ước lượng lợi nhuận và rủi ro các loại tài sản
    Xác định tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu
    Lập mô hình toán
    Tính tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu
    Ứng dụng các mô hình danh mục đầu tư
    Ứng dụng mô hình với 2 chứng khoán
    Ứng dụng mô hình với 3 chứng khoán
    Ứng dụng mô hình với N chứng khoán
    Đa dạng hóa với tài sản phi rủi ro
    Lựa chọn đầu tư trên thị trường chứng khoán
    Những lưu ý khithực hiện mô hình
    Các hạn chế của đề tài
    Kiến nghị
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    I-LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội quan
    trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập
    nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với sự đổi thay của đất nước từ đó đến nay
    chính sách bảo hiểm xã hội cũng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện qua các thời kỳ
    khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội
    nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Bảo
    hiểm xã hội (Luật số 71/2006/QH11). Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có Luật Bảo
    hiểm xã hộiSau 60 năm hoạt động của lĩnh vực này. So với các văn bản pháp quy hiện
    hành về bảo hiểm xã hội, những quy định của Luật Bảo hiểm xã hộiđã tạo điều kiện
    để các bên liên quan như người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước và cơ quan
    BHXH thực hiện tốt trách nhiệm của mình, phù hợp với thực tiễn phát triển của nước
    ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
    Với Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội có một số quy
    định mới như:
    -Phạm vi điều chỉnh của Luật mở rộng hơn, bao gồm: Bảo hiểm xã hộibắt
    buộc với các chế độ như hiện nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007); Bảo hiểm
    xã hộithất nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009) và Bảo hiểm xã hộitự
    nguyện (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008). Bảo hiểm xã hộibắt buộc có các chế
    độ hưu trí và tử tuất được quy định tương tự như Bảo hiểm xã hộibắt buộc, có sự liên
    thông giữa Bảo hiểm xã hộibắt buộc và Bảo hiểm xã hộitự nguyện và ngược lại, tạo
    điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi vừa có thời gian
    tham gia Bảo hiểm xã hộibắt buộc, vừa có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hộitự
    nguyện.
    -Luật quy định cụ thể lộ trình tăng mức đóng của người lao động và người sử
    dụng lao động đối với người lao động từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
    thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% vào năm 2014 (hiện nay là 11% đóng vào
    quỹ hưu trí và tử tuất). Như vậy, tổng mức đóng sẽ tăng từ 16% tổng quỹ lương như
    hiện nay lên 22% vào năm 2014).
    -Luật cũng quy định hàng tháng người lao động đóng 3% tổng quỹ lương vào
    quỹ ốm đau, thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả lương cho
    người lao động và sau đó thực hiện quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hộitheo quý.
    Luật cũng quy định tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hộithấp nhất bằng
    mức lương tối thiểu và cao nhất là bằng 20 tháng lương tối thiểu.
    9
    -Chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ không còn tách riêng như hiện nay, mà
    nó được thể hiện trong nội dung chi trong chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động và
    bệnh nghề nghiệp.
    -Cơ sở để tính mức lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã
    hộicủa 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu (hiện nay là 5 năm).
    -Vai trò của Nhà nước được xác định rõ hơn, như: ban hành các văn bản quy
    phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội; thống nhất tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội;
    thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội; có chính sách ưu tiên
    đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hộiđể bảo đảm an toàn và tăng trưởng quỹ.
    Để cụ thể hóa nội dung về đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hộitheo quy định tại Luật
    Bảo hiểm xã hộinăm 2006, tại Quyết định 41/2007/QĐ-TTgngày 29 tháng 3 năm
    2007 của Thủ tướng chính phủ về quản lý tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt
    Nam, Điều 11 vềnguyên tắc và các hình thức đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hộiquy
    định:
    1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm nguyên
    tắc: an toàn, hiệuquả và thu hồi được khi cần thiết.
    2.Các hình thức đầu tư:
    a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng
    thương mại của Nhànước;
    b) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã
    hội vay theo lãi suất thị trường;
    c) Chongânhàngthương mại của Nhànước vay;
    d) Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia;
    đ) Các hình thức đầu tư khác do pháp luật quy định.
    3. Căn cứ tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội hàng năm, và các
    nguyên tắc, hình thức đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tổng
    giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án đầu tưtrình Hội đồng
    quản lý quyết định.
    Như vậy, Luật BHXH đã mở ra cho Ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam một
    triển vọng mới trong hoạt động đầu tư qũy Bảo hiểm xã hộinhàn rỗi, làm sao đó qũy
    phải được đầu tư có hiệu quả nhất trong xu thế hội nhập, nhằm tăng trưởng qũy một
    cách an toàn, bền vững, với tỷ suất sinh lợi lớn nhất. Có như thế Qũy Bảo hiểm xã hội
    mới là nguồn lực tài chính quan trọng của đất nước, đủ mạnh để đảm về an sinh xã hội,
    trở thành công cụ tài chính để Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô, và hơn thế nữa lợi
    ích của người tham gia và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hộicũng được nâng cao thuận
    chiều với tốc độ, hiệu quả đầu tư qũy Bảo hiểm xã hộinhàn rỗi.
    10
    Tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007của Thủ
    tướng Chính phủ đã xác định rõ: Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu
    huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010
    giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
    Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầutư; tạo điều kiện cho phép Bảo hiểm xã hội Việt
    Nam, Tiết kiệm bưu điện, tham gia đầu tư trên thị trường vốn; từng bước phát triển,
    đa dạng hoá các quỹ hưu trí để thu hút các vốn dân cư tham gia đầu tư; khuyến khích
    việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.
    Nguồn qũy Bảo hiểm xã hộinhàn rỗi, nếu được đầu tư đúng mức, có hiệu quả,
    sẽ là nguồn lực tài chính quan trọng góp phần kiến thiết đất nước.
    Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện tự do hoá kinh tế bao
    gồm tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư và tự do hoá tài chính. Tiến trình tự do
    hoá đầu tư và tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hoá lãi suất, tự do hoá tỷ giá
    hối đoái, tự do hoá các dòng vốn quốc tế hay tự do hoá tài khoản vốn. Các bướctự do
    hoá này vừa tạo ra thời cơ mới đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho cho các
    doanh nghiệp, các nhà đầu tư, trong đó có Qũy đầu tư tài chính của Bảo hiểm xã
    hộiViệt Nam. Vậy Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải làm gì để đón nhận những
    cơ hội đầu tư mới trong môi trường đầy năng động, hấp dẫn này đồng thời cũng hết
    sức khôn khéo để vượt qua những rủi ro, thách thức tiềm ẩn để có được lợi ích lớn
    nhất trong hoạt động đầu tư.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đầu tư tài chính từnguồn quỹ
    Bảo hiểm xã hộinhàn rỗi tại Việt Nam”làm luận văn thạc sĩ kinh tế, hy vọng có sự
    đóng góp để quỹ đầu tư tài chính Bảo hiểm xã hộiđược quản lý tốt hơn, đầu tư hiệu
    quả hơn trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới vì lợi ích chung của cộngđồng.
    II-XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu sự hình thành, vai trò, thực trạng về đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội
    trên cơ sở phân tích, so sánh với đầu tư tài chính của ngành Bảo hiểm thương mại và
    đầu tư trên thị trường tài chính Việt Nam. Ứng dụng cơsở lý thuyết về đầu tư tài
    chính, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư trên thị trường chứng khoán kết hợp áp dụng
    các phần mềm, công cụ phân tích về đầu tư, quản lý danh mục đầu tư như phần mềm
    Metastock,Expert Investor,WinCapm, Excel từ đó gợi ý mô hình đầu tư tài chính
    ứng dụng cho ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.
    III-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    -Vị trí của qũy Bảo hiểm xã hộitrong hệ thống tài chính của Việt Nam, vai trò
    của nguồn lực tài chính qũy Bảo hiểm xã hộitrong sự nghiệp xây dựng và phát triển
    đất nước.
    11
    -Hoạt động đầu tư quỹ của Bảo hiểm xã hộitrong thời gian qua như thế nào,
    hiệu quả đầu tư ra sao. So sánh hiệu quả đầu tư của qũy Bảo hiểm xã hộiso với hiệu
    quả đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm thương mại.
    -Trong dài hạn, mô hình đầu tư tàichính của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    sẽ như thế nào.
    Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải
    quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể
    sau đây:
    -Nghiên cứu, phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, phân tích khảo sát tổng kết thực
    tiễn tìm các nguyên nhân tác động đến quá trình hình thành, sử dụng và tăng trưởng
    quỹ hưu trí, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý quỹ hưu trí ngày càng tốt hơn, có
    khả năng cân đối và được sử dụng có hiệu quả trong tương lai.
    -Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về đầu tư tài chính.
    -Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động đầu tư tài chính của Bảo hiểm xã
    hộiViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    -Đánh giá thực trạng đầutư qũy BHXH trong thời gian qua, trong mối quan hệ
    so sánh với đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm thương mại và đầu tư trên thị trường
    tài chính Việt Nam.
    -Hoàn thiện, cả về lý luận và thực hành, việc ứng dụng các lý thuyết về đầu tư
    tài chính, quản lý danh mục đầu tư, sử dụng công cụ phân tích đầu tư tài chính nhằm
    tránh thiệt hại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
    IV-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1-Cách tiếp cận vấn đềnghiên cứu
    Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về thực hành trong đó nhấn mạnh đến việc
    hoàn thiện mô hình đầu tư tài chính, đề xuất Ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam sử
    dụng các công cụ phân tích tài chính, quản lý danh mục đầu tư phục vụ cho hoạt động
    đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội.
    2-Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập sốliệu được sửdụng
    -Xuất phát từcâu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu ởtrên.
    -Phương pháp nhằm giải quyết mục tiêu, trảlời câu hỏi nghiên cứu.
    Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý của
    Ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam hiện nay. Như đã đề cập trong phần mục tiêu
    nghiên cứu, trước hết nghiên cứu này sẽ khảo sát thực tiễn đầu tư tài chính của
    Ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam, Ngành Bảo hiểm thương mại, thị trường tài chính
    Việt Nam để đánh giá thực trạng và mô tả động thái của nhà quản lý trong việc ra
    các quyết định tài chính. Kế đến sẽ xem xét những điều kiện và xây dựng mô hình
    phù hợp có thể sử dụng như là công cụ phục vụ việc ra quyết định đầu tư tài chính.
    12
    Cuối cùng, mô hình sau khi đã được xây dựng sẽđược kiểm định để đánh giá khả
    năng ứng dụng vào thực tiễn. Do vậy đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
    nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu việt của từng loại
    phương pháp nghiên cứu khoa học.
    -Thu thập và phân tích thông tin định tính bằng các phương pháp chuyên gia.
    Tham khảo ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hộiViệt Nam, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội
    các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư tài chính đểxác định ý nghĩa của đầu tư tài chính
    trong thực tếnhư thếnào.
    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấpđược sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý
    luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng mô hình trong quyết định tài chính của
    Ngành Bảo hiểm xã hộiViệt Nam. Phương pháp này được sử dụng để xem xét, tìm
    tòi, hệ thống hoá và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    này đã được tiến hành trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, hiểu được các nhà nghiên
    cứu đi trước đã có những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sử dụng
    hoặc nghiên cứu bổ sung trong nghiên cứu này.
    3-Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này tiến hành khảo sát về đầu tư tài chính của ngành Bảo hiểm xã hội
    Việt Nam, Ngành Bảo hiểm thương mại, thị trường tài chính Việt Nam. Nghiên cứu lý
    thuyết về đầu tư tài chính, các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật, quản lý danh mục đầu
    tư, lựa chọn đầu tư trên thị trường chứng khoán.
    V-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    -Lời mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý do
    nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên
    cứu.
    -Chương 1 -Khảo sát và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đầu
    tư tài chính; quản lý, đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội.
    -Chương 2 –Thực trạng về đầu tư của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam trong thời
    gian qua.
    -Chương 3 –Đề xuất mô hình đầu tư tài chính cho Ngành Bảo hiểm xã hội
    Việt Nam.
    -Kết luận -
    VI-Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
    Về lý luận, đề tài này giúp phân tích và hệ thống hóa kiến thức về đầu tư tài
    chính. Về thực tiễn, đề tài này kiểm chứng được những nhận định liên quan đến đầu tư
    tài chính trong thời gian qua của Ngành BHXH Việt Nam; Các doanh nghiệp Bảo
    hiểm thương mại; đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng đề tài kiến
    nghị mô hình đầu tư tài chính cho Ngành BHXH Việt Nam.
    13
    Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN
    1.1-LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
    1.1.1-Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm, Bảo hiểm xã hộitrên thế giới
    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Định (2006) cho rằng, Bảo hiểm ra đời, tồn tại và
    phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất về
    người và của. Mặc dù con người đã luôn chú ý phòng tránh nhưng rủi ro bất ngờ vẫn
    có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: Rủi ro do thiên tai gây ra; Rủi ro do sự
    biến động và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ; Rủi ro do môi
    trường kinh tế, chính trị và xã hội gây nên.
    Nhu cầu an toàn với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách
    để bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro, bất hạnh. Ngay từ thời tiền
    sử đã xuất hiện các ý tưởng, các tổ chức gần giống với bảo hiểm. Từ thời Trung cổ,
    các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành, song phải đến thế kỷ XIX thì
    bảo hiểm mới phát triển toàn diện, mạnh mẽ kéo theo sự ra đời, tồn tại và phát triển
    của tất cả các loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
    tế, bảo hiểm thất nghiệp,
    Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329
    hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và
    tìm ra châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển
    rất nhanh.
    Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật
    đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm
    1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm
    1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo
    hiểm hàng hóa.
    Bảo hiểm xã hộilà việc tạo ra nguồn thu nhậpthay thế trong trường hợp nguồn
    thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao
    độnglàm công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh
    xã hội, bảo hiểm xã hội làtrụ cột quan trọng nhất.
    Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật
    ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ(nay
    là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck(1850) và sau đó được
    hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo
    hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động;

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị số 15/CT/TW
    ngày 26/5 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội.
    2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, báo cáo quyết toán các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999,
    2000, 2001, 2002, 2003,2004, 2005, 2006,2007.
    3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999),Quyết định số 2902/1999/QĐ/BHXH ngày 23/11 về
    việc ban hành qui định quản lý thu bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã
    hội Việt Nam.
    4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2903/1999/QĐ/BHXH ngày 24/11 về
    việc ban hành qui định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống
    Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Quyết định số902/QĐ-BHXH ngày 26/6 về việc
    ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.
    6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Quyết định số845/QĐ-BHXH ngày 18/6 về việc
    ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
    7. Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994),Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    8. Bộ Tài chính -Lao động -Thương binh và xã hội (1994), Thông tư liên bộ số 19 ngày
    7/3 hướng dẫn tạm thời về thu quĩ 15%, bảo hiểm xã hội do ngành lao động -Thương binh và xã hội quản lý.
    9. Chính phủ (1993), Nghị địnhsố 43-CP ngày 22/6 qui định tạm thời chế độ bảo hiểm xã
    hội
    10. Chính phủ (1993), Nghị định số 66-CP ngày 30/9 qui định tạm thời chế độ bảo hiểm
    xã hội đối với lực lượng vũ trang.
    11. Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26/1 về việc ban hành điều lệ bảo hiểm
    xã hội.
    12. Chính phủ (1995), Nghị định số 19-CP ngày 26/2 của Thủ tướng Chính phủ về việc
    thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    13. Chính phủ (1995), Nghị định số 45-CP ngày 15/7 về việc ban hành điều lệ bảo hiểm
    xã hội dối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân
    dân và công an nhân dân.
    14. Chính phủ (1998), Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1 về chế độ sinh hoạt phí
    đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
    127
    15. Chính phủ (1998), Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11 về việc sửa đổi, bổ sung
    một số điều của điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
    ngày 26/1/1995 của chính phủ.
    16. Chính phủ (2000), Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10 về tinh giảm biên chế
    các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
    17. Chính phủ (2001), Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 1/4 qui định tuổi nghỉ hưu của
    người lao động khai thác trong hầm lò.
    18. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 của chính phủ về chính
    sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
    19. Chính phủ (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12 qui định chức năng,
    nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
    20. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 20/10 về chế độ chính sách
    dối với cánbộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    21. Chính phủ (2003), Quyết định số 02/2003/TTg ngày 02/1/2003 Quy định về quản lý tài
    chính đối với BHXH Việt Nam.
    22.Thủ tướng chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6 của thủ tướng Chính
    phủ về việc ban hànhqui chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    23. Thủ tướng chính phủ (2002), Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 20/1 về việc ban
    hành qui chế tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    24. Thủ tướng chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12 của Chính
    phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
    buộc.
    25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 (2006),
    Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/6 về Luật Bảo hiểm xã hội.
    26. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3 về quản lý
    tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 (2006),
    Luật số 63/2006/QH11ngày 29/6 về Luật kinh doanh bất động sản.
    28. Chính phủ (2004), Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5 về một số giải pháp
    phát triển lành mạnh thị trường BĐS.
    29. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 08/01 về một số giải pháp đẩy
    mạnh phát triển và quản lý thị trường BĐS.
    30. Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10quy định chi tiết và
    hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS.
    128
    31. Bộ xây dựng (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5 hướng dẫn thực hiện
    một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007của
    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS.
    32. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội(2007), Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH
    ngày 30/01 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm
    xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
    33- Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007
    Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và
    tầm nhìn đến năm 2020.
    34- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9
    (2006), Luật số: 70/2006/QH 11 ngày 29/6 về Luật Chứng khoán;
    35- Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19tháng 01năm 2007Về
    quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
    36-Bộ Tài chính (2007), Quyết định số35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5 Về việc ban hành
    Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ;
    37-Bộ Tài chính (2007), Quyết định số45 /2007/QĐ-BTC , ngày 05/06 Về việc ban
    hành Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán;
    38. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận
    án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    39. Dương Xuân Triệu (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả
    các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ mã số 96-03-03/ĐT.
    40. Mạc Tiến Anh (2006), “Một số vấn đề về quỹ BHXH”, Tạp chí BHXHsố 2/2006(86).
    41. Phạm Hà Anh (2006), “Về quỹ BHXH dài hạn và chế độ hưu trí”, Tạp chí BHXHsố
    6/2006(90).
    42. Lê Văn Tư (2006), Thị trường chứng khoán. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
    43. David Blake (1994), Phân tích thị trường chứng khoán. TP.Hồ Chí Minh: NXB TP.
    Hồ Chí Minh.
    44. Phan Thị Bích Nguyệt (2007), Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán.
    TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động –Xã hội.
    45. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
    46. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Liên Hoa (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại.
    TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
    47. Nguyễn Văn Định (2007), Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Hà Nội: NXB Lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...