Tiểu Luận Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện đại cũng như sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nhu cầu toàn cầu hoá ngày càng trở nên cấp thiết. Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn hóa.Toàn cầu hóa loại bỏ sự cô lập, tăng sự giàu có và tự do, giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, tới mọi nơi trên toàn thế giới. Như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, đầu tư ra nước ngoài không chỉ trực tiếp làm tăng thu nhập cho mỗi doanh nghiệp, mà nó còn có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
    Việt Nam đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện, không thể chỉ dừng lại ở việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một xu thế tất yếu, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động, tranh thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới
    Dự án đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vào năm 1989. Ngày 14/4/1999, Nghị định số 22/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam được ban hành, cùng một số văn bản pháp luật liên quan đã tạo nên một khung pháp lý duy nhất cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2005. Nhưng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn nhiều những hạn chế, như thiếu chiến lược dài hạn, vốn đầu tư ít, quy mô còn nhỏ bé, các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thêm vào đó, cơ chế chính sách của Nhà nước chậm đổi mới, thiếu nhiều chính sách để tạo môi trường thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
    Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Em đã quyết định chọn đề tài:” Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.
    Đề tài nhằm hệ thống hóa lý luận về việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung. Đồng thời xem xét và đánh giá các chính sách của Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    Chương I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài 2
    I. Những vấn đề lý luận chung 2
    1. Khái niệm đầu tư và đầu tư ra nước ngoài 2
    1.1 Khái niệm đầu tư 2
    1.2. Khái niệm đầu tư nước ngoài 2
    2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài 2
    2.1. Đầu tư gián tiếp (FPI) 2
    2.1.1. Khái niệm 2
    2.1.2. Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp 2
    2.1.3. Các hình thức đầu tư gián tiếp 3
    2.2. Đầu tư trực tiếp (FDI) 3
    2.2.1. Khái niệm 3
    2.2.2. Đặc điểm 3
    2.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu 4
    3. Các nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài 5
    3.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 5
    3.2 Chu kỳ sản phẩm 5
    3.3 Các lợi thế đặc thù của công ty đa quốc gia 6
    3.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại 6
    3.5 Có đội ngũ chuyên gia và công nghệ 6
    3.6 Có nguồn tài nguyên thiên nhiên 7
    3.7 Chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của nhà nước 7
    Ngoài ra còn có thị trường tiềm năng để phát triển, điều kiện kinh doanh dễ 7
    II. Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 7
    1. Vai trò của đầu tư ra nước ngoài đối với Việt Nam 7
    1.1.Đối với quốc gia 8
    1.2. Đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài 9
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 11
    2.1 Các nhân tố khách quan 11
    2.1.1 Các thể chế pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài 11
    2.1.2 Các dịch vụ cung cấp thông tin 11
    2.1.3 Các dịch vụ hỗ trợ khác 11
    2.2 Các nhân tố chủ quan 11

    Chương II. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian qua 13
    I. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 13
    1. Khái quát tình hình đầu tư ra nước ngoài trên thế giới 13
    1.1 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển 13
    1.2 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển 14
    2. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua. 14
    2.1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài qua các năm 14
    2.2. Tình hình dầu tư ra nước ngoài phân theo ngành 16
    2.3. Tình hình đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư 19
    II. Đánh giá thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 21
    1. Những thuận lợi và thành công đạt được trong quá trình đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 21
    1.1 Những thuận lợi đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam 21
    1.1.1 Đối với trong nước: 21
    1.1.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: 22
    1.2 Những thành công đạt được trong quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 22
    2.1 Những hạn chế trong quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 23
    2.2 Nguyên nhân và những khó khăn trong quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 23
    2.2.1 Đối với trong nước: 23
    2.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: 26

    Chương III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 27
    I. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 27
    1. Bối cảnh 27
    2. Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 27
    II.Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 28
    1. Nhóm giải pháp của chính phủ nhằm nâng cao khả năng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 28
    1.1 Về thể chế chính sách 28
    1.2. Về cung cấp thông tin: 29
    1.3 Về công tác quản lý hoạt động đầu tư 29
    1.4 Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước 30
    1.3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: 30
    1.3.2 Chính sách ưu đãi về thuế: 30
    1.3.3 Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:. 31
    1.3.4 Về đào tạo lao động: 31
    2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài 31
    2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 31
    2.2. Triển khai dự án đúng tiến độ 32
    2.3. Thành lập hiệp hội đầu tư ở nước ngoài 32
    2.4. Thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền 32
    2.5. Mở rộng thị trường truyền thống 33

    KẾT LUẬN 34

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
     
Đang tải...