Tiến Sĩ Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    1. Tính cấp thiết của luận án
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Đầu tư phát triển (ĐTPT) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) là
    một bộ phận quan trọng có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế xã hội
    (KTXH) của một quốc gia, một địa phương ở Việt Nam. Nhưng trong thời gian vừa
    qua thì ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam hiệu quả còn thấp. Đã có nhiều
    công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công khẳng định vấn đề này. Mà trong
    đầu tư công thì ĐTPT từ NSNN là một bộ phận chủ yếu. Nhưng các công trình đã
    nghiên cứu thì mỗi công trình lại đề cập ở một khía cạnh của ĐTPT từ NSNN.
    ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương (NSĐP) trong những năm gần đây đã
    góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn địa
    phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), góp phần phát
    triển kết cấu hạ tầng (KCHT), phát triển khoa học công nghệ (KHCN), thúc đẩy xây
    dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong những năm qua ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
    tại các tỉnh, thành phố nói chung Hà Nam nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, nguồn
    vốn ĐTPT từ NSĐP vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều tiết từ trung
    ương, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa thực sự phát huy vai trò của nó trong chiến
    lược phát triển KTXH của địa phương. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa
    học bậc tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh
    Hà Nam.
    Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố thì trong đó có khoảng 20 tỉnh, thành phố
    là có thể chủ động được nguồn vốn đầu tư, không bị phụ thuộc vào vốn ngân sách
    điều tiết từ trung ương. Còn lại hơn 40 tỉnh trong đó có Hà Nam hàng năm phải
    nhận sự hỗ trợ đáng kể từ ngân sách trung ương (NSTW) (thu không đủ bù chi). Hà
    Nam là một tỉnh nghèo mà ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách có vai trò vô cùng quan
    trọng, hàng năm phải phụ thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết với tỷ lệ khoảng
    57% vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. Vốn ĐTPT còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu
    ĐTPT trên địa bàn tỉnh, điều này dẫn đến rất nhiều dự án đầu tư (DAĐT), công
    trình chậm tiến độ, tạm dừng thi công. Làm thế nào để ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết, tiến tới nâng
    cao tính chủ động về nguồn vốn đầu tư cho địa phương. Công tác lập, thực hiện kế
    hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với phương pháp, nội dung chưa phù hợp, chưa
    khoa học; Việc phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý chẳng
    hạn quá tập trung vào ĐTPT KCHT mà chưa chú trọng vào ĐTPT nguồn nhân lực,
    KHCN. Làm thế nào để nâng cao chất lượng của công tác lập, thực hiện quy hoạch,
    kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, thay đổi cơ cấu nguồn vốn ĐTPT từ NSĐP,
    hoàn thiện công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP từ đó tăng cường ĐTPT từ
    nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam?
    Trước tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát
    triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận
    án tiến sỹ (LATS) của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
    đề đã đặt ra ở trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của một tỉnh cụ thể (tỉnh
    Hà Nam) luận án có mục tiêu đưa ra hướng hoàn thiện ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
    của tỉnh Hà Nam và của các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam
    phù hợp với các điều kiện mới, trong xu hướng phân cấp ngân sách ngày càng mạnh
    cho các địa phương ở Việt Nam.
    Mục tiêu cụ thể
    Để giải quyết mục tiêu chung nhiệm vụ của luận án là:
    - Hình thành khung lý thuyết nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP bao
    gồm: khái niệm; đặc điểm; nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; quy trình ĐTPT từ
    nguồn vốn NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; tác động
    của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH của địa phương. Đây là
    những cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
    của tỉnh Hà Nam.
    - Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của
    tỉnh Hà Nam giai đoạn (2008 - 2013) đánh giá những tác động của ĐTPT từ nguồn
    vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
    - Xác định được các hạn chế và nguyên nhân của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP



    của tỉnh Hà Nam.
    - Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh
    Hà Nam đến năm 2020.
    - Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn
    NSĐP ở tỉnh Hà Nam và các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án hướng tới đối
    tượng và xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
    - Đối tượng nghiên cứu:
    + Vốn ngân sách địa phương.
    + Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSĐP. Trong quá trình nghiên cứu về
    ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP luận án có xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa ĐTPT từ
    nguồn vốn NSĐP với ĐTPT nói chung trên địa bàn cũng như xem xét quan hệ giữa
    ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với sự phát triển KTXH của một địa phương cấp tỉnh.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Tỉnh Hà Nam.
    + Về khoa học
    Luận án tập trung nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cấp tỉnh. Nguồn vốn
    NSĐP bao gồm: Nguồn vốn từ NSTW điều tiết cho địa phương và nguồn vốn NSĐP
    tự tích lũy để đầu tư. Đề tài nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tại tỉnh Hà Nam.
    Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong đó đi
    sâu vào nghiên cứu: Nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; tác động của ĐTPT từ
    nguồn vốn NSĐP đến sự phát triển KTXH của địa phương; các nhân tố ảnh hưởng
    đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường
    ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.
     
Đang tải...