Tiến Sĩ Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư Mã số: 62310105
    Nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hiền
    Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hùng

    Những đóng góp về học thuật và lý luận:

    - Luận án đã đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 5 bước nghiên cứu, trong từng bước lại được chia thành các nội dung đề cập trên các góc độ khác nhau (phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được).

    - Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả luận án đã góp phần làm sáng tỏ nội dung đầu tư phát triển, tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư phát triển đến đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

    Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    - Áp dụng khung nghiên cứu luận án đã phân tích thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 luận án đã có những phát hiện như sau: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam chưa thật sự phát huy tác dụng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam còn đưa ra các mục tiêu mang tính tổng hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau kéo theo nội dung lập kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam không tập trung, dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng điểm. Điều này dẫn đến cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý quá tập trung vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng mà chưa chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực khác như: khoa học công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

    - Bằng việc sử dụng phương pháp dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ nhất luận án đã dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương nói riêng trong năm kế hoạch giúp tỉnh Hà Nam có các phương án huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

    - Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam trong đó trọng tâm vào thay đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương được tác giả khái quát thành sơ đồ nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong đó nêu rõ có thể có 2 phương án tăng tổng nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương và có 1 phương án để thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương giúp cho địa phương có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo từng nội dung đầu tư nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

    Nội dung của luận án xem tại đây.

    -----------


    NEW CONTRIBUTIONS BY THE THESIS
    ¬¬¬¬
    Topic: Development investment based on the local budget in Ha Nam province
    Specialization: Investment economics Code: 62310105
    PhD candidate: Phan Thi Thu Hien
    Supervisor: Assoc.Prof. Dr. Pham Van Hung

    Academic and theoretical contributions:

    - The thesis introduces a research framework including 5 steps. In each step, content is mentioned in various approaches (methodology, research tools, research content, and its results).

    - By analysing features of development investment based on the local state budget, the author help to clarify the content of development investment, criteria for assessing impacts of development investment on the local socio-economic development.

    New conclusions and findings from research results

    - By applying the research framework, the thesis analyses the situation of the development investment from the local state budget in Ha Nam in the period 2008-2013 and gives some findings as follows: There are a number of reasons that make the development investment from the local state budget fail to stimulate the socio-economic development in Ha Nam province, of which the major one is the inappropriateness in planning development investment from the local state budget. There are no focal points. The objectives are too general. The development investment capital is spreaded and covers so many sectors and industries. Therefore, the structure of development investment from local state budget in Ha Nam is irrelevant. The investment focuses mainly on infrastructure and forgets in some extent to other fields such as technology science; human resource.

    - The author uses the method of Ordinary Least Squares regression to estimate the demand for the development investment capital in Ha Nam in general and demand for development investment capital from the local state budget in particular in the planned year. Therefore, the thesis’s recommendation can help Ha Nam’s government to find out their solutions of mobilizing financial provincial budget for development investment by 2020.

    - Solutions in the thesis are to strengthen development investment from local state budget in Ha Nam, in which focusing on changing the structure of investment and structure of investment capital coming from the local state budget. In this thesis, the author make clear that there can be two options for increasing total capital for development investment coming from the local state budget. The author also proposes a solution to change the structure of development investment from the local state budget to help the province can make their investment more efficiently and effectively in the future.
     
Đang tải...