Tiểu Luận đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn (cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm) của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản tuy đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên gần đây vẫn rất coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp.
    ở nước ta, nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông, GDP từ nông nghiệp còn lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp thì vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp lại càng quan trọng, như ông cha ta từng nói: "Nông suy bách nghề bại" - Nông nghiệp phát triển là tiền đề để phát triển các ngành còn lại trong nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân.
    Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới, Đảng cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá nhằm ổn định đời sống kinh tế- xã hội, đưa đất nước vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn và tạo điều kiện để đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Song nông nghiệp không thể tự mình phát triển, mà phải có sự tác động mạnh của các ngành công nghiệp, dịch vụ và hơn hết là phải có đầu tư thích hợp.
    Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp, hội tụ đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của nền nông nghiệp nước ta; có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong sự nghiệp đổi mới, đã từng bước phá thế độc canh, tăng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi để phát triển hàng hoá. Tuy nhiên, kinh tế Nghệ An vẫn là nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm về cây công nghiệp và chăn nuôi còn ít, chưa tạo được nguồn nguyên liệu có quy mô tập trung và ổn định. Vì vậy, vấn đề đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp càng hết sức quan trọng, đặt tỉnh Nghệ An đứng trước thử thách trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội
    Đứng trước vấn đề này, là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ - tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp" để làm chuyên đề thực tập của mình.
    Phạm vi nghiên cứu: Nông nghiệp nói chung bao gồm Nông - Lâm- Ngư nghiệp, còn nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong phạm vi chuyên đề của mình tôi chỉ phân tích một số vấn đề liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi.
    Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực liên quan để đánh giá thực trạng đầu tư vào nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2005 và định hướng, giải pháp thực hiện đầu tư năm 2006-2010.
    Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:
    -Chương I: Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển nông nghiệp
    -Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2005
    -Chương III: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010
    Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng tất cả các bạn quan tâm đến đề tài này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị ái Liên và các chú, bác trong phòng Kế hoạch Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này


    Đầu tư phát triển t nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 -2005: Thực trạng và giải pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...