Luận Văn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC​​​I_Một số khái niệm nguồn nhân lực

    1_Một số khái niệm nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh.Trước hết là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội,bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường(không bị khuyến khuyết hay di tật bẩm sinh ).

    Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế _xã hội là khả năng lao động của xã hội hiểu theo nghĩa hẹp hơn,bao gồm nhóm dân cư trong độ tuôỉ lao động có khả năng lao động.Với cách hiểu nay nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động.

    Nguồn nhân lực còn có thể hiêu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động,là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên(ở nước ta là 15 tuổi)

    Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực ,song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội.

    Cũng như các nguồn nhân lực khác,số lượng và đặc biệt là chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

    2_Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội

    Nguồn nhân lực là nguồn lực con người ,và là một trong nhưng nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội.Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò yếu tố con người.

    2.1 _ Con người là động lực của sự phát triển

    Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực:nhân lực(nguồn lực con người),vật lực(nguồn lực vật chất:công cụ lao động, đối tượng lao động ),tài lực(nguồn lực về tà chính tiền tệ) Xong chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra sự phát triển,những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.Từ thời kì xa xưa con người bằng lao động thủ công và nguồn lực do chinh bản thân mình tao ra đã sản xuấ ra san phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân.Sản xuất ngày càng phát triển,phân công lao động ngày càng chi tiết,hợp tác ngày càng được chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dân hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện(các động cơ phát lực) làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công chuyển thành lao động cơ khí và lao động trí tuệ.Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến độ khao học kĩ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ chính con người đã tạo ra máy móc thiết bị hiện đại,nếu thiếu sự điều khiển kiểm tra của con người(tức là tác động của con người) thì chúng chỉ là vật chất.Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.

    Vì vậy,nếu xem xét nguồn lực là tổng thể năng lực(cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì nguồn lực đó là nội lực của con người.Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển,như nước ta có dân số đông,nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất.Nếu biết khai thac nó sẽ tao nên một động lực to lớn cho sự phát triển.

    2.2_ Con người là mục tiêu của sự phát triển

    Phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người,làm cho cuộc sống con người ngay càng tốt hơn,xã hội ngày càng văn minh.Nói khác đi,con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội và như vậy nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng,song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị truờng.Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.

    Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dang và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú va đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...