Chuyên Đề Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã thu được kết quả to lớn và toàn diện. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vững chắc, nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh xã hội được đảm bảo, tỉ lệ đói nghèo cũng đã giảm rõ rệt, . Việt Nam đã được thế giới thừa nhận là một trong những nước đang phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất. Quy mô giáo dục cũng tăng khá nhanh, năm 2000 cả nước đã hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010.
    Tuy nhiên, trong quá trình đạt được những thành tựu trên thì chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: khắc phục sự phát triển không đều giữa các vùng, giảm dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, . Vì vậy Chất lượng giáo dục- đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực luôn là đề tài muôn thuở của dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Vì: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển, muốn trở thành cường quốc đều phải có nguồn nhân lực được đào tạo và đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có thể nói, đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo là nhiêm vụ của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cấp thiết, trên chặng đường hoàn thiện đội ngũ nhân lực mới, chúng ta cũng vấp phải không ít những khó khăn thách thức, và còn nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục, đòi hỏi cần có những biện pháp thiết thực và những hành động thực tế.
    Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp”. Với mục đích nghiên cứu thực trạng, cơ cấu, và hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư đồng thời có những biện pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo, làm tiền đề cho công cuộc cải tiến chất lượng giáo dục, tạo ra một đội ngũ nhân lực mới góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong điều kiện hội nhập.
    Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
    Chương 1: Giới thiệu về Viện chiến lược phát triển
    Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành Giáo dục- Đào tạo Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành Giáo dục- Đào tạo Việt Nam





    MỤC LỤCPHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC 1
    PHÁT TRIỂN 1
    I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 1
    1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển. 1
    1.1. Thông tin chung. 1
    1.2. Lịch sử hình thành. 1
    2. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển. 2
    3. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển. 5
    II. NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 8
    1.Các thành tựu đạt được. 8
    1.1.Giai đoạn 1964- 1988. 8
    1.2. Giai đoạn 1988 đến nay. 11
    2. Vai trò của Viện chiến lược trong hoạt động đầu tư nói chung. 13
    3. Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. 17
    4. Hướng hoạt động chính. 17
    I. KHÁI QUÁT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 18
    1.Chức năng nhiệm vụ. 18
    2. Cơ cấu tổ chức. 19
    PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH 20
    GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM . 20
    I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 20
    1.1. Về quy mô. 20
    1.2. Về chất lượng. 21
    2. Những tồn tại. 21
    II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 23
    1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo. 23
    2. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo. 25
    2.1. Sự thay đổi về quan niệm đối với giáo dục- đào tạo. 25
    2.2 Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo. 27
    3. Hiện trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 29
    3.1. Cơ cấu đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 29
    3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. 37
    III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 61
    1. Những thành tựu đạt được. 61
    2. Những tồn tại 63
    3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo. 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...