Luận Văn Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam -Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam -Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ xa xưa, cây chè đã trở nên rất đỗi thân quen với người dân Việt Nam. Chè đã có mặt ngay trong những gánh hàng nước giản dị chốn thôn quê, trong câu ca dao chan chứa tình yêu thương của bà, của mẹ cho đến các áng văn thơ trác tuyệt của các văn nhân thi sĩ hay những lúc luận bàn chính sự. Ở đâu người ta cũng nói đến chè, uống chè và bình phẩm về văn hoá chè Việt.
    Ngày nay, chè đã không còn chỉ là một người bạn lúc “trà dư tửu hậu” mà đã trở thành một nguồn sống của rất nhiều bà con ở những vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh và lạc hậu. Chè còn là một nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước, là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển, hoà nhập cùng cộng đồng quốc tế.
    Thế nhưng, bước sang năm 2003, ngành chè đã thực sự bước vào hoàn cảnh khó khăn nhất từ trước đến nay. Thị trường xuất khẩu dần dần mất ổn định. Thị trường IRAQ chiếm 36,7% tổng sản lượng xuất khẩu đã trở nên đóng băng với mặt hàng chè Việt Nam sau thời kỳ chiến sự. Thị trường Mỹ và EU thì từ chối chè Việt Nam do không đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm. Thị trường trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi các hãng chè nổi tiếng trên thế giới như: Lipton, Dilmah, Qualitea . Thị phần ngành chè bị thu hẹp. Hàng loạt công ty đứng trên bờ vực của sự phá sản.
    Chính vì vậy, trong lúc này, cần phải có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ quá trình đầu tư phát triển ngành chè VN, mà trước hết là quá trình đầu tư phát triển chè nguyên liệu, phân tích nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ra những giải pháp đầu tư hữu hiệu nhất nhằm cứu cánh cho ngành chè VN vượt qua khủng hoảng.
    1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Giống như một bài toán dự báo, đề tài “Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam -Thực trạng và giải pháp” cũng đã nhìn lại và phân tích những dữ liệu trong quá khứ để đề ra những giải pháp cho tương lai, đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành chè VN, nhìn nhận những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, từ đó có định hướng đúng đắn trong tương lai để làm những cái mà quá khứ còn hạn chế, khắc phục những tồn tại, phát huy những thế mạnh, đưa ngành chè tiến xa hơn nữa.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ mạng Internet, sách, báo, tạp chí, thông qua phỏng vấn trực tiếp những người làm chè có kinh nghiệm, các báo cáo tổng kết chiến lược sản xuất - kinh doanh ngành chè VN trong những năm qua, sử dụng phần mềm EXCEL, QUATRO để xử lý, phân tích và đánh giá số liệu trong quá khứ, làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn “Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” chủ yếu phân tích về mặt tổng quan tình hình hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian 2000 - 2003, bao hàm tất cả các nội dung về đầu tư phát triển chè nguyên liệu, đầu tư cho công nghệ chế biến, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vùng chè, đầu tư cho hoạt động marketing sản phẩm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và thực trạng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành chè, những ý kiến của các chuyên viên trong và ngoài ngành chè, những ý kiến góp ý của các chuyên gia nước ngoài cho hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Luận văn “Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là một bức tranh tổng quát về hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam
    Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành chèViệt Nam trong thời gian qua
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 4
    NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 4

    1. Khái niệm, vai trò Đầu tư phát triển 4
    1.1. Khái niệm đầu tư phát triển 4
    1.2. Vai trò của đầu tư phát triển 4
    1.2.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 4
    1.2.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế 5
    1.2.3. Đầu tư ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
    1.2.4. Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
    1.2.5. Đầu tư ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ 6
    2. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 6
    2.1. Đầu tư phát triển chè nguyên liệu 7
    2.1.1. Đầu tư cho côngtác trồng mới 7
    2.1.2. Đầu tư cho công tác chăm sóc- thu hái chè 8
    2.1.3. Đầu tư cho thâm canh, cải tạo diện tích chè xuống cấp 8
    2.1.4. Đầu tư vào các dịch vụ khác có liên quan 9
    2.2. Đầu tư cho công nghiệp chế biến 9
    2.2.1. Đầu tư xây dựng (ĐTXD) các nhà máy chế biến chè 10
    2.2.2. Đầu tư mua sắm nâng cấp các thiết bị công nghệ mới 11
    2.2.3. Đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS ) 11
    2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 12
    2.4. Đầu tư cho công tác Marketing 12
    2.4.1. Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường chè: 13
    2.4.2. Đầu tư cho công tác hoàn thiện sản phẩm 13
    2.4.3. Đầu tư cho các công cụ xúc tiến hỗn hợp 13
    2.5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 14
    3. Đặc điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 15
    4. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành chè 17
    4.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 17
    4.1.1. Nguồn vốn Nhà nước 17
    4.1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân 18
    4.2. Nguồn vốn nước ngoài 18
    4.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
    4.2.2. Vốn đầu tư gián tiếp 19
    5. Hiệu quả và kết quả đầu tư phát triển ngành chè 19
    5.1. Hiệu quả tài chính 19
    5.2. Kết quả đầu tư 22
    5.3. Hiệu quả kinh tế xã hội 23
    CHƯƠNG II 25
    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ 25
    TRONG THỜI GIAN QUA 25

    1. Tổng quan tình hình phát triển ngành chè Việt Nam 25
    2.1. Tổng quan chung 27
    Chỉ số 28
    2.2. Đầu tư cho công tác trồng mới 30
    Năm 31
    2.3. Đầu tư cho chăm sóc - thu hái chè 34
    2.4. Đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp 38
    2.5. Đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp khác 42
    2.4.1. Đầu tư cho công tác giống chè 42
    2.4.2. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học 45
    3. Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến chè 47
    3.1. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công nghiệp 48
    3.2. Đầu tư cho công nghệ chế biến chè 54
    3.2.1. Đầu tư cho công nghệ chế biến chè đen 54
    3.2.2. Đối với công nghệ chế biến chè xanh 57
    3.3. Đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm 58
    4. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng 61
    4.1. Đầu tư cho thuỷ lợi 61
    4.2. Đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải 64
    4.3. Đầu tư cho điện năng 65
    4.4. Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi 66
    5. Tình hình đầu tư cho công tác marketing sản phẩm 67
    5.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường 67
    5.2. Đầu tư cho công tác hoàn thiện sản phẩm 71
    5.3. Đầu tư cho các công cụ xúc tiếp hỗn hợp 75
    6. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực 77
    7. Nguồn vốn đầu tư phát triển chè 81
    7.1. Nguồn vốn trong nước 81
    7.1.1. Đối với vốn Ngân sách do Nhà nước hỗ trợ 81
    7.1.2. Đối với vốn tín dụng đầu tư phát triển theo Kế hoạch Nhà nước 82
    7.1.3. Đối với vốn tín dụng Ngân hàng 82
    7.1.4. Đối với vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các hộ gia đình 83
    7.2. Nguồn vốn nước ngoài 83
    7.2.1. Nguồn vốn ODA 83
    7.2.2. Nguồn vốn liên doanh - liên kết 83
    8. Kết quả và hiệu quả đầu tư ngành chè 84
    8.1. Hiệu quả tài chính và kết quả đầu tư 84
    8.1.1. Hiệu quả tài chính sản xuất chè búp tươi 85
    8.1.2. Kết quả đầu tư khâu chế biến chè khô 92
    8.2. Hiệu quả kinh tế xã hội 94
    9. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 95
    9.1. Về hoạt động đầu tư phát triển chè nguyên liệu 95
    9.2. Về đầu tư công nghệ chế biến 96
    9.3. Về hoạt động đầu tư cho Marketing 97
    9.4. Về đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng 97
    9.5. Về đầu tư phát triền nguồn nhân lực 97
    9.6. Nguồn vốn đầu tư phát triển 97
    CHƯƠNG III 100
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 100
    NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 100

    1. Quan điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 100
    1.1. Đầu tư phát triển sản xuất chè trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp toàn diện, trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương 100
    1.2. Đầu tư phát triển sản xuất chè trong điều kiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 100
    1.3. Đầu tư phát triển chè phải tận dụng những lợi thế biến động và triển vọng của thị trường chè trên thế giới có xu hướng thụân lợi cho chè Việt Nam 101
    1.4. Đầu tư dựa vào các lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của chè 102
    1.5. Đầu tư phát triển sản xuất chè theo hướng kinh tế trang trại 102
    1.6. Đầu tư phát triển để chuyển mạmh sang cơ chế sản xuất hàng hóa chè 103
    2. Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành chè giai đoạn 2005 - 2010 103
    3. Một số giải pháp cụ thể 106
    3.1. Giải pháp đầu tư phát triển các vùng chè nguyên liệu 106
    3.1.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các vùng chè mới 106
    3.1.2. Giải pháp cho đầu tư chăm sóc - thu hái - bảo quản chè 108
    3.1.3. Tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo chè xuống cấp 109
    3.1.4. Giải pháp đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp có liên quan 111
    3.2. Giải pháp đầu tư cho công nghệ chế biến 115
    3.2.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè 115
    3.2.2. Giải pháp đầu tư vào công nghệ 115
    3.2.3. Giải pháp đầu tư hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng 116
    3.3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 117
    3.3.1. Giải pháp đầu tư cho thuỷ lợi 117
    3.3.2. Giải pháp đầu tư cho hệ thống giao thông 117
    3.3.3. Giải pháp đầu tư cho điện năng 118
    3.3.4. Giải pháp đầu tư cho các công trình phúc lợi 118
    3.4. Giải pháp đầu tư cho hoạt động marketing 119
    3.4.1. Giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường 119
    3.4.2. Giải pháp cho khâu hoàn thiện sản phẩm 120
    3.4.3. Giải pháp tăng cường đầu tư cho các công cụ xúc tiến hỗn hợp 121
    3.5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 122
    3.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển 123
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
    1. Kết luận 125
    2. Kết luận 126
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 131
    PHỤ LỤC 132
     
Đang tải...