Thạc Sĩ Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Công cuộc đổi mới ở nước ta 20 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Đóng góp vào sự phát triển ấy có vai trò rất quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển.
    Tuy vậy, hoạt động đầu tư trong thời gian qua còn một số yếu kém cần khắc phục. Những mục tiêu trong chiến lược phát triển của đất nước trong những năm tới cần tiếp tục giải quyết, cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động đầu tư phát triển trên phạm vi quốc gia cũng như vùng, lãnh thổ.
    Phát triển xong phải bền vững ở mỗi tỉnh, thành phố vừa đem lại sự giàu có, nâng cao đời sống nhân dân địa phương đó, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Do đó con đường xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra yêu cầu cho từng tỉnh, thành phố phải năng động, sáng tạo, khai thác triệt để lợi thế so sánh, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Quá trình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Qua việc tiếp cận cụ thể, với nghiên cứu về đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư, thực hiện công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với phát triển bền vững của từng tỉnh cũng như của đất nước. Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Hệ thống hoá và góp phần hoàn thiện lý luận về đầu tư trong phát triển kinh tế, trong đó xác định rõ vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Ninh.
    Phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đánh giá những ưu nhược điểm, làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn, để đề xuất những giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào những nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển, giải pháp đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển; các lý thuyết về đầu tư, phát triển kinh tế.
    Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, đưa ra giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, phân tích, thống kê, tổng hợp.
    5. Những đóng góp của luận văn:
    Góp phần hoàn thiện lý luận về đầu tư phát triển vận dụng vào tỉnh Bắc Ninh.
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra những giải pháp đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển.
    Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh.
    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 4
    1. Đầu tư. 4
    2. Đầu tư phát triển. 4
    2.1. Khái niệm đầu tư phát triển. 4
    2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 5
    3. Vai trò của đầu tư phát triển. 6
    3.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia. 6
    3.1.I. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu. 7
    3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. 8
    3.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 8
    3.1.4. Đầu tư và sự chuyển địch cơ cấu kinh tế. 8
    3.1.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. 9
    3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 9
    II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ. 10
    1- Bản chất nguồn vốn đầu tư. 10
    2. Nguồn vốn đầu tư. 12
    2.1. Vốn đầu tư của đất nước. 12
    2.2. Vốn đầu tư của các cơ sở. 13
    2.3.Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. 13
    3. Nội dung của vốn đầu tư. 16
    III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 17
    1 Khái niệm và các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. 17
    1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá. 17
    1.2. Các nhân tổ quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. 18
    2. Tác động của đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội. 21
    2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 21
    2.1.1 . Đầu tư mới tăng trưởng và phát triển . 21
    2.1.2. Đầu tư phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22
    2.2. Tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh. 23
    2.3. Nâng cấp và làm mới hạ tầng. 25
    2.4. Tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu. 25
    2.5. Đầu tư góp phồn nâng cao chất lượng sống cho người dân. 27
    3- Phát triển kinh tế - xã hội tác động trở lại sự tăng vốn và hiệu quả trong đầu tư 27
    3.1. Gia tăng tiết kiệm và tích luỹ trong nước. 27
    3.2. Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 28
    3.3. Phát triển kinh tế xã hội nâng cao hiệu quả đầu tư. 29
    IV. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ CỦA TRUNG QUỐC. 30
    1. Kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư ở Hải Phòng. 30
    2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng. 32
    3. Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Hải Dương. 33
    4. Kinh nghiệm về thực hiện chiến lược đầu tư của Trung Quốc. 34
    CHƯƠNG II 36
    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 36
    TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY 36
    I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 36
    1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 36
    1.2. Mức sống dân cư. 36
    1.3 - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 37
    1.4. Dân số và nguồn nhân lực. 39
    1.5. Điều kiện kinh tế. 40
    2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. 41
    Phân theo hình thức quản lý. 41
    2.1.1 Vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn và khu vực kinh tế. 43
    2.1.1.1. Về nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: 44
    2.1.1.2. Về nguồn vốn tín dụng: 49
    2.1.1.3. Về vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước: 49
    2.1.1.4. Về vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh: 51
    2.1.1.5. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 52
    2.2. Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực. 55
    2.2.1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. 55
    2.2.1.1. Nông nghiệp: 56
    2.2.1.2 - Lâm nghiệp: 59
    2.2.1.3. Thuỷ sản: 59
    2.2.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. 60
    2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý. 62
    Phân theo hình thức quản lý. 63
    Phân theo hình thức quản lý. 63
    Phân theo hình thức quản lý. 64
    2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành. 65
    III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY 68
    3.1. Những kết quả đạt được. 68
    3.1.1. Tăng trưởng kinh tế. 68
    3.1.2. Tăng năng lực sản xuất và tài sản cố đinh cho các ngành, lĩnh vực. 80
    3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 83
    1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế. 83
    3.1 3.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. 86
    3.1.4. Hiệu quả xã hội. 87
    3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 90
    3.2.1. Về huy động vốn cho đầu tư phát triển. 90
    3.2.2. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực. 91
    3.2.3. Về cơ chế chính sách: 93
    CHƯƠNG III 96
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 96
    KINH TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020. 96
    I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 96
    1.1. Các quan điểm phát triển. 96
    1.2. Mục tiêu. 97
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát. 97
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 98
    1.2.2.I. Mục tiêu kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. 98
    1.2.2.2. Mục tiêu xã hội. 100
    1.2.2.3. Về bảo vệ môi trường: 101
    1.2.2.4. Mục tiêu an ninh quốc phòng. 102
    1.3. Những lợi thế so sánh của tỉnh Bắc Ninh. 102
    II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 103
    2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư. 104
    2.1.1 - Huy động vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. 105
    2.1.2 - Huy động vốn thông qua tổ chức tín dụng và định chế tài chính trung gian. 107
    2.1.3 - Huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước và dân cư. 108
    2.1.4 - Huy động vốn đầu tư nước ngoài. 112
    2.1.5 - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 114
    2.1.5.1- Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 114
    2.1.5.2 - Căn cứ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đặt ra chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với từng giai đoạn. 115
    2.1.5.3 - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư của từng ngành và dự án, tăng cường hàm lượng công nghệ và tri thức. 116
    2.1.5.4 - Khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào dịch vụ công cộng. 117
    2.1.5.5 - Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 117
    2.2 - Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học, công nghệ. 118
    2.3 - Giải pháp đầu tư phát triển con người. 119
    2.4 - Giải pháp tạo môi trường lành mạnh an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh. 120
    2.5 - Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. 120
    2.5.1 - Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. 121
    2.5.2 - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 123
    2.5.3 - Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư trên địa bản tỉnh. 124
    KẾT LUẬN 127
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...