Tiến Sĩ Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020

    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư) Mã số: 62310105

    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Khiếu Mã NCS: NCS32.17DT

    Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Hồng Lĩnh

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

    Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu

    Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững, phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững, đầu tư phát triển khu kinh tế, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững từ đó đề xuất chỉ tiêu đo lường và nhân tố ảnh hưởng đến nó, cụ thể là:

    (1) Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững. Trên góc độ kinh tế, ngoài 05 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế, luận án còn chỉ ra 02 nhóm chỉ tiêu (phản ánh hiệu quả trực tiếp của bản thân khu kinh tế ven biển; và tỷ lệ đóng góp của khu kinh tế ven biển đối với nền kinh tế). Trên góc độ xã hội, luận án đã chỉ ra 05 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Cuối cùng, trên góc độ môi trường có 04 chỉ tiêu đánh giá.

    (2) Chỉ ra được bốn nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững bao gồm: nhân tố thuộc môi trường quốc tế, quốc gia, địa phương và khu kinh tế làm cơ sở cho đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

    Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng (xây dựng mô hình nghiên cứu đa biến), với kỹ thuật xử lý số liệu theo phần mềm SPSS trong nghiên cứu về đầu tư phát triển tại khu kinh tế cụ thể.

    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng chịu tác động nhiều nhất bởi nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc gia (beta =0,545), kế đến là nhân tố môi trường khu kinh tế (beta=0,350), tiếp theo là nhân tố môi trường địa phương (beta =0,270), và cuối cùng là nhân tố môi trường quốc tế (beta = 0,174). Kết quả phân tích hồi quy phù hợp với kết quả phân tích thông kế mô tả khi mà điểm số quan trọng cho bốn nhóm nhân tố lần lượt là: (i) Môi trường quốc gia (4,57/5); (ii) Môi trường khu kinh tế (4,46/5); (iii) Môi trường địa phương (4,25/5); và (iv) Môi trường quốc tế (4,26/5).

    Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được đã chỉ ra 15 điểm hạn chế và nguyên nhân cụ thể trên các lĩnh vực đầu tư (phát triển hạ tầng khu kinh tế; phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ; phát triển con người; và bảo vệ môi trường). Đồng thời, kết quả phân tích SWOT đã chỉ ra được năm cơ hội và năm thách thức cho đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng trong thời gian tới.

    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất bảy định hướng cho đầu tư phát triển khi kinh tế Vũng Áng hướng đến tính bền vững trong thời gian tới. Đồng thời đã đề ra năm nhóm giải pháp cần chú trọng cho khu kinh tế Vũng Áng đó là: (1) Công tác đầu tư phát triển khu kinh tế hướng đến tính bền vững; (2) Công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; (3) Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; (4) Quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề xã hội; (5) Giải quyết các vấn đề môi trường. Luận án cũng đã đề xuất kiến nghị cụ thể:

    (i) Đối với Chính phủ: Một là, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư quốc gia. Hai là, hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển tai khu kinh tế.

    (ii) Đối với tỉnh Hà Tĩnh: Một là, kiên trì định hướng phát triển công nghiệp. Hai là, khắc phục vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý và mô hình khu kinh tế. Ba là, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào khu kinh tế. Cuối cùng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.
     
Đang tải...