Luận Văn Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong những năm qua, kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận – Khu chế xuất đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển vào cuối năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay cả nước đã có 219 Khu công nghiệp; 13 KKT được thành lập (chưa kể những khu công nghệ cao) phân bố trên khắp 42 tỉnh thành.
    Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
    Khu kinh tế là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
    Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam . Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
    Thật vậy, các Khu kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Đến nay, các Khu kinh tế đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hiện đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu). Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Khu kinh tế Dung Quất chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư đăng ký vào các Khu kinh tế. Không chỉ vậy, Khu kinh tế Dung Quất còn là khu lọc và hóa dầu đầu tiên cả nước, khu tập trung nhiều ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, với kết quả phát triển ban đầu như hiện nay, trong thời gian tới Dung Quất sẽ phát triển nhanh chóng về kinh tế và trở thành vùng động lực có sửc lan toả và thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung. Do đó, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề “Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp ” với mục tiêu là nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng đầu tư phát triển cũng như đánh giá kết quả trong công tác quản lý, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Qua đó phân tích một số tồn tại hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới.


    CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNKHU KINH TẾ DUNG QUẤT

    CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...