Luận Văn Đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Vệt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cùng với cả nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin, của sự phát triển như vũ bão của các công nghệ cao: sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng Nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình sâu sắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chứng từ, kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Việt Nam có lợi thế về nguồn người lực, chính vì thế đào tạo phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

    Nói giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục - đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia bởi giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, đất nước mới có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại cả về nguồn chất xám cũng như năng lực khai thác để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cấp các hoạt động văn hoá tinh thần chỉ có nền giáo dục phát triển mới đáp ứng được nhu cầu đó. Quán triệt quan điểm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chúng ta cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển giáo dục - đào tạo. Mặt khác giáo dục - đào tạo phát triển theo đúng hướng xã hội hoá, phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường thì đáp ứng cho phát triển giáo dục - đào tạo không còn là việc riêng của những mà là của toàn xã hội.

    Chính vì vậy để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục - đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam”.
    Đề tài của em gồm 3 phần:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận
    Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
    Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư và phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.

    ĐỂ CƯƠNG CHI TIẾT

    TÊN ĐỀ TÀI: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
    LỜI MỞ ĐẦU 9
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung. 11
    1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển. 11
    1.1. Khả năng về đầu tư và đầu tư phát triển. 11
    1.2. Vai trò của đầu tư phát triển. 11
    2. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. 13
    2.1. Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. 13
    2.2. Vai trò của đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. 14
    Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam . 16
    1. Khái quát về tìnhhình phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. 16
    1.1. Tổng quan về giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. 16
    1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. 20
    2. Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam 21
    2.1. Giáo dục và đào tạo Việt Nam từ 2002-2004. 21
    2.1.1. Giáo dục mầm non. 23
    2.1.2. Giáo dục phổ thông. 24
    2.1.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp. 24
    2.1.4. Giáo dục Cao đẳng và Đại học: 25
    2.1.5. Giáo dục không chính quy. 25
    2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. 26
    2.2.1. Đầu tư của ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo. 27
    2.2.2. Đầu tư – Giáo dục - Đào tạo từ nguồn thu học phí. 29
    2.2.3. Đầu tư – Giáo dục - Đào tạo từ các nguồn khác. 30
    3. Kết quả đạt được trong đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam. 31
    3.1. Giáo dục mầm non và phổ thông. 31
    3.1.1. Về cơ sở vật chất: 31
    3.1.2. Về đội ngũ giáo viên: 32
    3.2. Giáo dục - Đào tạo đại học, cao đẳng. 34
    4. Những tồn tại trong đầu tư và phát triển Giáo dục - Đào tạo. 35
    4.1. Tồn tại trong đầu tư của ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo. 35
    4.2. Sự mất cân đối trong đầu tư. 38
    4.3. Vốn đầu tư chưa hợp lý. 39
    Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Vệt Nam. 40
    1. Phương hướng phát triển Giáo dục Đào tạo ở Việt Nam. 40
    2.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo. 41
    2.2. Giải pháp khác. 42
    KẾT LUẬN 42
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...