Luận Văn Đầu tư phát triển chung cư cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do lựa chọn đề tài
    1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
    Từ sau Đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng sản đề ra định hướng đưa đất nước ta từ chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và xã hội.
    Sau hơn 25 năm nhìn lại, chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm đổi thay rõ rệt tình hình đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, dần đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh (cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%. Khu vực nông nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5% GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm), cùng với tăng cường cơ sở vất chất và những bước vững chắc cho giai đoạn phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa, từng giai đoạn đưa nước ta từ một nước tụt hậu với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, phấn đầu tới năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp hiện đại.
    Đi cùng với sự phát triển chung của đất nước, thủ đô Hà Nội cũng góp phần không nhỏ vào thắng lợi kể trên bằng sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội.
    Tuy vậy, một vấn đề không thể không lưu tâm tới, đó là khả năng phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Song hành với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống xã hội cũng là sự cần thiết hơn cả. Hà Nội đang dần trở nên văn minh hiện đại với nhiều trung tâm hành chính được xây mới lại, các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, các dịch vụ vui chơi giải trí mở ra phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân.
    Nhưng liệu phần lớn người dân Hà Nội đã thực sự thỏa mãn với cuộc sống họ đang có hay chưa? Có thể khẳng định đây không phải là câu hỏi khó tìm ra đáp án. Vậy thì do đâu? Một trong những thực trạng đang là vấn đề nhức nhối với Hà Nội hiện nay đó là “Đất chật người đông”.
    Khi mà ánh sáng về phồn hoa đô thị thu hút người dân ở các tỉnh lẻ đổ về, với mong muốn cải thiện nhanh chóng cuộc sống hiện tại đã làm dân cư thủ đô đông lên mà lượng đất đai nhà ở thì chỉ có giới hạn (Năm 2007: Hà Nội: 3.490 người/km[SUP]2[/SUP] (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn)), hệ quả tất yếu là những người dân có thu nhập thấp không đủ khả năng để chi trả cho nơi mình sống và họ đổ xô tìm những căn hộ cho thuê giá rẻ, khu phòng trọ với chất lượng thấp, làm cho bộ mặt thủ đô ngày càng bị xuống dốc.


    2. Mức cần thiết của đề tài
    Nhà ở và giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Nhu cầu về nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người để sống, tồn tại và phát triển. Như Anghen đã nói: “ Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo .”.Trong các thời kỳ khác nhau, tâm lý của người Việt Nam chúng ta vẫn duy trì quan điểm: có “an cư” mới “lạc nghiệp”, phải có chỗ ở thì mới có thể làm việc, xây dựng sự nghiệp, định cư lâu dài. Điều đó cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cư, thôn xóm, làng mạc và các đô thị. Do đó nhà ở không chỉ là tài sản co giá trị lớn đối với mỗi gia đình mà nó còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” . Tư tưởng của người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
    Vì vậy, tạo nơi ăn chốn ở cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có chỗ ở, nhằm phát huy khả năng lao động, để người lao động có động lực phát triển, lao động và làm việc tạo ra nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
    Trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã có một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề chỗ ở cho người dân, nhưng qua thực tiễn cho thấy cũng chỉ giải quyết được một số vấn đề nhỏ. Các nhà cho người có thu nhập thấp đã được xây nhưng chưa thật sự hiệu quả và còn gặp nhiều bất cập.

    3. Tiềm năng phát triển của đề tài
    Rõ ràng việc bảo người dân đừng di cư tới Hà Nội là một điều không tưởng, họ về với thủ đô tìm môi trường tốt nhất để sinh sống, học tập và làm việc. Mặt khác những người đã ở trong thành phố cũng chắc chắn không dễ dàng chuyển đi nơi khác khi chưa tới ngưỡng không thể chấp nhận. Do đó, đất trống đang ngày một thu hẹp dần và chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với nhu cầu cần có của người dân Hà Nội (Cần số liệu bổ sung)
    Trên con đường tiến lên CNXH, đất nước ta nói chung và Hà Nội cần có những bước phát triển trên mọi mặt trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...