Báo Cáo Đầu tư phát triển cho mạng lưới y tế tuyến huyện bằng nguồn Ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đầu tư phát triển cho mạng lưới y tế tuyến huyện bằng nguồn Ngân sách nhà nước ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU
    “Con người là nguồn tài nguyên quư báu nhất của xă hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quư nhất của con người và của toàn xă hội. V́ vậy, đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đếu được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế- xă hội của đất nước, nâng cao chất cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đ́nh” (Trích Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010).
    Hiểu rơ được vai tṛ của con người như thế nào? Sức khoẻ chiếm vị trí ra sao? Vậy chúng ta cần phải làm những ǵ để đảm bảo cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đạt được chất lượng, công bằng và hiệu quả. Câu hỏi này không chỉ dành riêng cho mỗi ai, mà sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân phải được xă hội hoá nghĩa là chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đ́nh, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ đảng, các ngành, đoàn thể và các tổ chức xă hội- Tất cả đều cần phải tham gia vào sự nghiệp này, v́ bản thân ḿnh và v́ cộng đồng.
    Việt Nam là một nước đang phát triển, thậm chí là không nói “kém phát triển”, dân số hơn 80% sống ở nông thôn: thu nhập thấp, tŕnh độ dân trí th́ hạn chế, tâm lư nghèo, chịu thiên tai, bệnh dịch, ốm đau liên tục Những điều kiện khó khăn như vậy, làm cho người dân đă nghèo lại càng thêm khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ v́ họ không thể tiếp cận với các dịch vụ kĩ thuật y tế chăm sóc tốt ở các bệnh biện tuyến trung ương, tuyến tỉnh khiến, họ nghèo lại càng nghèo hơn. Ngoài các nguyên nhân trên c̣n phải kể đến nguyên nhân khác đó là khoảng cách đến các bệnh viện lớn là xa, rồi th́ phương tiện đi lại khó khăn, sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Nhằm thực hiện công bằng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân nghĩa là đảm bảo cho tất cả mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản (công bằng khác với ngang bằng) th́ thiết nghĩ rằng cần phải t́m ra một số giải pháp để người dân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Nghĩa là phát triển ngành y tế xứng ngang với các nước trong khu vực, tiến xa nữa là các nước trên thế giới để đạt tới mục tiêu Thiên niên kỷ mà các nước trong đó có Việt Nam đều cùng cam kết thực hiện: Xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, b́nh đẳng giới và phát triển môi trường bền vững.
    Hệ thống y tế ở nước ta được chia thành các tuyến: tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, xă, chuyên sâu. Như trên đă nói th́ tuyến y tế ở Trung ương và tỉnh là những tuyến trên luôn trong t́nh trạng quá tải nên người dân rất khó để tiếp cận với các dich vụ chăm sóc sức khoẻ, c̣n tuyến xă th́ lại không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tuyến y tế chuyên sâu là tuyến chuyên đi nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại và tiên tiến trong khám chữa bệnh. Chỉ c̣n mỗi tuyến huyện là gần dân nhất, phát triển mạng lưới y tế tuyến huyện sẽ giúp thực hiện được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là khám chữa bệnh tốt cho nhân dân, giảm t́nh trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, đồng thời sẽ hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xă.
    Phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xă hội của Đảng và Nhà nước ta. Tài chính Nhà nước đóng vai tṛ quan trọng trong phát triển các dịch vụ y tế cơ bản thông qua chi Ngân sách nhà nước. Chủ trương xă hội hoá trong hoạt động y tế để thu hút mọi nguồn lực tham gia vào phát triển y tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và phát động. Tuy nhiên Ngân sách nhà nước vẫn được coi là chủ đạo.
    Từ các lí do trên nên em đă chọn đề tài: “Đầu tư phát triển cho mạng lưới y tế tuyến huyện bằng nguồn Ngân sách nhà nước ở Việt Nam” cho nội dung báo cáo chuyên đề thực tập của ḿnh
    Kết cấu bài viết chuyên đề thực tập cuả em gồm có hai chương:
    -Chương I: T́nh h́nh đầu tư phát triển ngành y tế nói chung và y tế tuyến huyện nói riêng bằng nguồn Ngân sách nhà nước trong một vài năm qua.
    - Chương II: Định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển mạng lưới y tế tuyến huyện.
    Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Ái Liên, các cán bộ Vụ Đầu tư-Bộ Tài chính đă giúp đỡ em trong thời gian em làm chuyên đề và thực tập.
    Do thời gian có hạn, cộng với sự hiểu biết c̣n hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, em mong được sự góp ư của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Chương I:
    T̀NH H̀NH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ TUYẾN HUYỆN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    I. ĐẶC ĐIỂM, VAI TR̉ VÀ VỊ TRÍ CỦA MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN HUYỆN.
    1. Đặc điểm và vai tṛ của ngành y tế.
    1.1. Đặc điểm:
    1.1.1. Hàng hoá của ngành y tế.
    * Hàng hoá của ngành y tế là hàng hoá công cộng (Hàng hoá có hai loại là hàng hoá công cộng và hàng hoá cá nhân). Hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà các thành viên trong xă hội có thể sử dụng chung với nhau, việc sử dụng của người này không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác.
    * Phân loại hàng hoá công cộng : Có hai loại hàng hoá công cộng :
    + Hàng hoá công cộng thuần tuư .
    + Hàng hoá công cộng không thuần tuư.
    Việc phân loại thế này giúp cho ta xác định được hàng hoá của ngành y tế là thuộc loại hàng hoá công cộng không thuần tuư, do nó không có đầy đủ các đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuư. Vậy đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuư là ǵ?
    * Đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuư:
    -Thứ nhất, không thể thực hiện được việc định suất để sử dụng. Ví dụ như quốc pḥng, nếu quốc pḥng của một nước đặt mục tiêu là ngăn chặn một cuộc tiến công từ nước ngoài th́ tất cả công dân trong nước đều được hưởng lợi ích này, không có cách nào có thể loại trừ các cá nhân ra khỏi sự hưởng thu này. Việc ngăn chặn không cho ai hưởng nhiều khi rất tốn kém và c̣n nguy hại nữa.
    Ví dụ, nếu không cho ai hưởng Chương tŕnh tiêm chủng mở rộng th́ có thê gây nguy hại cho xă hội.
    - Thứ hai, hàng hoá công cộng không cần thiết định suất việc sử dụng, điều đó có nghĩa là không cần thiết loại trừ bất cứ người tiêu dùng nào, v́ tiêu dùng của một cá nhân không làm giảm số lượng có thể tiêu dùng của những người khác .Nói khác, khi chi phí cận biên của cung ứng hàng hoá cho một cá nhân tăng thêm là bằng không th́ cần định suất hàng hoá công cộng. Ví dụ, chi phí quốc pḥng không bị ảnh hưởng khi sinh thêm một đứa trẻ hay thêm một người dân nhập cư vào đất nước.
    Tóm lại, y tế là một loại dịch vụ công, có hai đặc điểm cơ bản trong tiêu dùng là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh. “Không cạnh tranh” có nghĩa là việc sử dụng, tiêu dùng của người này không làm giảm đi hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụn, tiêu dùng của người khác. “Không loại trừ” có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó.
    1.1.2. Tính nhân đạo.
    Đây là ngành sử dụng các phương tiện kỹ thuật để can thiệp vào việc chăm sóc và bảo vệ, cứu chữa con người bị bệnh tật và ốm đau. Chính v́ vậy ngành y tế là ngành có trách nhiệm cao, để chăm sóc sức khoẻ nhân dân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nước ta thực hiện chính sách xă hội nhân đạo với con người th́ tinh thần nhân đạo càng cao hơn cả. Chính v́ tinh thần nhân đạo trong y học mà người làm công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân được ví: ‘Lương y như từ mẫu”.
    Ngành y tế luôn có những ưu tiên đặc biệt cho những đối tượng dễ nhạy cảm với những biến động nhỏ trong cuộc sống, chịu thiệt tḥi và chưa được quan tâm đúng mức trong cuộc sống hàng ngày như người nghèo, trẻ em, phụ nữ mang thai, đồng bào dân tộc thiểu số, sinh viên, người già
    1.1.3. Tính xă hội hoá trong ngành y tế.
    Xă hội hoá là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động mọi nguồn lực trong xă hội vào phát triển ngành y tế để ngành y tế thực hiện tốt sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời ḱ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nếu như trước đây thời c̣n bao cấp th́ ngân sách nhà nước chịu mọi chi phí cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, nói khác là người dân khám bệnh không phải chịu phí tổn, viện phí ǵ cả. Những năm gần đây với mục đích nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho toàn dân nên nhà nước ta thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cho y tế như đóng viện phí khi người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, bảo hiểm xă hội, quỹ khám chữa bệnh v́ người nghèo, quỹ sự nghiệp y tế .
    Xă hội hoá y tế c̣n được biểu hiện bằng sự tham gia rộng răi của nhân dân vào công tác vệ sinh môi trường, pḥng chống các tệ nạn xă hội, công tác pḥng chống các dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động kế hoạch hoá gia đ́nh
    1.1.4. Tính tập thể, cộng đồng.
    Ngành y tế với vai tṛ chăm sóc sức khoẻ nhân dân nên đ̣i hỏi sự phối hợp chuẩn xác, nhịp nhàng giữa các bộ phận chuyên môn y tế nhằm mục đích pḥng bệnh cho người khỏe và chữa bệnh cho người ốm để họ nhanh chóng phục hồi tiếp tục làm việc, cống hiến sức lực, trí lực cho sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam xă hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    1.2. Vai tṛ.
    1.2.1. Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
    Sức khoẻ là vốn quư nhất của con người, có sức khoẻ là có tất cả, là một trong những điều cơ bản giúp con người sống hạnh phúc. Bảo vệ sức khoẻ nhân dân chính là cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện phát triển kinh tế- xă hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành y tế luôn nỗ lực để hoàn thành tốt vai tṛ của ḿnh.
    1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực.
    Các yếu tố của sản xuất: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ, trong đó vốn và lao động là hai yếu tố quyết định chủ yếu tới năng suất lao động, trong hai yếu tố quan trọng đó th́ lao động lại là yếu tố quyết định hơn cả. Nếu như không có sức khoẻ và trí tuệ th́ không thể sử dụng các yếu tố sản xuất khác.
    Nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay có giá trị kinh tế xă hội hết sức quan trọng v́ nó là nguồn nhân lực năng động nhất trong mọi nguồn lực. Con người ngày nay đă được đặt đúng vị trí thực sự của nó đó là: Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của nền sản xuất xă hội,; vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng; là trung tâm, mục tiêu, động lực của mọi sự phát triển.
    1.2.3. Nhà nước thực hiện được chức năng công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
    Công bằng là bản chất của Chủ nghĩa xă hội, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ là thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ khía cạnh công bằng, chúng ta hiểu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ trước hết là đảm bảo cho người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, mọi người dân đều được dễ dàng tiếp cận vớí các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo hướng mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau. V́ vậy, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân sẽ góp phần đảm bảo công bằng, thể hiện bản chất nhân đạo và giữ vững định hướng xă hội chủ nghĩa của nền y tế nước nhà. Thực hiện sự công bằng là đảm bảo cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế - xă hội của vùng, địa phương, đồng thời nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển y tế trong điều kiện nước ta là một quốc sách để hỗ trợ cho người có thu nhập thấp và trung b́nh, đảm bảo được sự công bằng, hiệu quả và tiết kiệm trong khám chữa bệnh.
    2. Đặc điểm, vai tṛ và vị trí của y tế tuyến huyện.
    2.1. Đặc điểm:
    - Mô h́nh tổ chức của các cơ sở y tế tuyến huyện:
    Theo Nghị định số 171/NĐ-CP và Nghị định số 172/NĐ-CP ngày 29/09/2004 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/04/2005 của Bộ Y tế-Bộ Nội vụ th́ trung tâm y tế tuyến huyện được tách thành bệnh viện đa khoa huyện (bao gồm cả pḥng khám đa khoa khu vực) và trung tâm y tế dự pḥng huyện.
    Trong khuôn khổ bài viết của ḿnh, do đây là một đề tài tương đối rộng nên em chỉ tập trung và đi sâu vào đầu tư phát triển cho các bệnh viện đa khoa huyện, c̣n các trung tâm y tế dự pḥng chỉ đưa ra mang tính chất đề cập đến mà em không đi sâu vào phân tích như bệnh viện đa khoa huyện. Cụ thể nhiệm vụ của đầu tư phát triển: Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế của các bệnh viện huyện.
    - Tuyến huyện có đặc điểm là đóng vai tṛ quan trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đặc điểm của các khu vực này là: Điều kiện kinh tế xă hội khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao, mức thu nhập thấp, tŕnh độ dân trí thấp, khoảng cách địa lư đến các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương xa. Nên có thể nói, tuyến huyện gắn bó chặt chẽ với việc khám chữa bệnh cho người nghèo.
    2.2. Vai tṛ và vị trí của các y tế tuyến huyện.
    - Các bệnh viện quận, huyện, thị xă, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là các bệnh viện huyện) thực hiện một trong các vai tṛ của ngành y tế đó là chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các bệnh viện huyện là nơi chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho nhân dân, thực hiện các kỹ thuật điều trị và chăm sóc cơ bản, mang tính đa khoa cho nhân dân trong huyện.
    - Là tuyến hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xă. Do tuyến xă không đủ khả năng để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nên tuyến huyện là tuyến gần xă nhất sẽ dễ dàng giúp tuyến xă hơn so với các tuyến ở xa: tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
    - Là tuyến điều trị gần dân nhất nên đóng vai tṛ hết sức quan trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Theo kết quả Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002, số lượt người sử dụng dịch vụ nội trú b́nh quân của 100 người một năm là 6,2 lượt, th́ có tới 4,2 lượt (chiếm 66,7%) tại tuyến huyện.
    - Công suất sử dụng giường bệnh của tuyến huyện trong các năm gần đây ngày càng tăng, b́nh quân cả nước đạt trên 75%. Con số này chứng tỏ người dân đến khám chữa bệnh tại tuyến huyện ngày càng tăng, một số trung tâm y tế đă giải quyết tốt được các cấp cứu, thực hiện được phẫu thuật cơ bản và chứng tỏ là vai tṛ của y tế tuyến huyện đă được phát huy.
    Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, trang thiết bị, rồi tŕnh độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chưa được đáp ứng đầy đủ. Thêm nữa là, cơ sở vật chất lại xuống cấp, máy móc thiết bị trở lên lạc hậu do đă xây dựng và trang bị từ lâu nên tuyến huyện vẫn chưa hoàn thành được nhiệm vụ điều trị theo đúng vai tṛ, vị trí của ḿnh, chưa hấp dẫn và thu hút được người bệnh sử dụng dịch vụ y tế, người dân thường kéo lên tuyến trên, gây lên t́nh trạng quá tải cho các bệnh viện ở tuyến trên.
    II. T̀NH H̀NH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN HUYỆN NHỮNG NĂM QUA.
    1. T́nh h́nh vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho toàn ngành y tế giai đoạn 2001-2005.
    Nguồn lực đầu tư phát triển ngành y tế giai đoạn 2001-2005 là 59.783.208 triệu đồng.
    Trong đó:
    - Từ Ngân sách và ODA là 40.734.208 triệu đồng (bao gồm cả chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, chi khám chữa bệnh cho người nghèo từ nguồn bảo đảm xă hội; chưa bao gồm chi y tế trong lĩnh vực an ninh quốc pḥng).
    - Từ thu phí, lệ phí là 19.049.000 triệu đồng.
    Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xă hội cho ngành y tế giai đoạn 2001-2005.
    Đơn vị: Triệu đồng.
    [TABLE="width: 626"]
    [TR]
    [TD] Năm
    Chỉ tiêu
    [/TD]
    [TD]2001
    [/TD]
    [TD]2002
    [/TD]
    [TD]2003
    [/TD]
    [TD]2004
    [/TD]
    [TD]2005
    [/TD]
    [TD]Cộng 5 năm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. GDP
    [/TD]
    [TD]481.295.000
    [/TD]
    [TD]536.908.000
    [/TD]
    [TD]613.443.000
    [/TD]
    [TD]713.071.000
    [/TD]
    [TD]815.000.000
    [/TD]
    [TD]3.159.717.000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.Chi NSNN
    [/TD]
    [TD]129.773.000
    [/TD]
    [TD]148.208.000
    [/TD]
    [TD]172.202.000
    [/TD]
    [TD]206.050.000
    [/TD]
    [TD]229.750.000
    [/TD]
    [TD]885.983.000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Chi NSNN+ Viện phí
    [/TD]
    [TD]7.616.855
    [/TD]
    [TD]8.786.282
    [/TD]
    [TD]11.243.227
    [/TD]
    [TD]14.266.960
    [/TD]
    [TD]17.869.884
    [/TD]
    [TD]59.783.208
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.Chi NSNN cho y tế
    [/TD]
    [TD]5.411.855
    [/TD]
    [TD]6.183.582
    [/TD]
    [TD]7.612.927
    [/TD]
    [TD]9.249.960
    [/TD]
    [TD]12.275.884
    [/TD]
    [TD]40.734.208
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Viện phí
    [/TD]
    [TD]2.205.000
    [/TD]
    [TD]2.602.700
    [/TD]
    [TD]3.630.300
    [/TD]
    [TD]5.017.000
    [/TD]
    [TD]5.594.000
    [/TD]
    [TD]19.049.000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.Chi NSNN cho y tế/GDP (%)
    [/TD]
    [TD]1,12
    [/TD]
    [TD]1,15
    [/TD]
    [TD]1,24
    [/TD]
    [TD]1,30
    [/TD]
    [TD]1,51
    [/TD]
    [TD]1,29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.Chi NSNN cho y tế/chi NSNN (%)
    [/TD]
    [TD]4,17
    [/TD]
    [TD]4,17
    [/TD]
    [TD]4,42
    [/TD]
    [TD]4,49
    [/TD]
    [TD]5,34
    [/TD]
    [TD]4,6
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nguồn: Bộ Y tế.

    Nhận xét: Ngân sách nhà nước chi cho y tế b́nh quân giai đoạn này vào khoảng 4,6 % tổng chi cân đối ngân sách nhà nước, có xu hướng tăng từ 4,17% năm 2001 lên 5,34% vào năm 2005.
    * Nội dung chi cụ thể Ngân sách cho y tế như sau:
    - Chi đầu tư phát triển (trong đó chủ yếu chi đầu tư XDCB).
    - Chi Dự trữ quốc gia.
    - Chi thường xuyên:
    + Chi sự nghiệp y tế.
    + Chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
    + Chi nâng cấp trang thiết bị.
    - Chi khám chữa bệnh cho người nghèo (từ nguồn bảo đảm xă hội).
    - Chi cho Chương tŕnh Mục tiêu quốc gia.
    * Ngân sách nhà nước chi cho y tế được phân cấp thành Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Trong đó:
     
Đang tải...