Luận Văn Đầu tư phát triển cây chè góp phần xây dựng vùng nông sản hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Đầu tư phát triển cây chè góp phần xây dựng vùng nông sản hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trên con đường đổi mới nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định việc tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng và hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong việc phát triển vùng nông sản hàng hoá thì vấn đề quan trọng là phải xác định các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói chung và của từng vùng, từng địa phương nói riêng để từ đó đầu tư sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
    Chủ trương xây dựng và phát triển những vùng nông sản hàng hoá của Nhà nước đã được các tỉnh quán triệt và thực hiện. Đến nay, cả nước đã có những vùng nông sản hàng hoá thực sự mạnh như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng Trong tình hình chung của cả nước, vùng trung du miền núi phía Bắc cũng chuyển mình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nông sản, xoá bỏ nền nông nghiệp tự cấp tự túc không còn phù hợp nhằm đưa kinh tế nông nghiệp trung du miền núi phía Bắc lên một bước phát triển mới.
    Trong các mặt hàng nông sản thì chè là cây truyền thống của vùng, là cây có lợi thế so sánh của vùng nên vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chè. Phát triển chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc tăng khối lượng xuất khẩu nông sản của cả nước mà còn có ý nghĩa trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng. Do đó chè là cây trồng cần được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới, đặc biệt ở vùng trung du miền núi phía Bắc để góp phần xây dựng nông nghiệp - nông thôn giàu mạnh, theo đúng định hướng của Đảng và Nhà Nước. Nhận thấy tầm quan trọng của cây chè trong quá trình xây dựng vùng nông sản hàng hoá ở vùng trung du miền núi phía Bắc, trong quá trình thực tập tại Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp em đã lựa chọn đề tài "Đầu tư phát triển cây chè góp phần xây dựng vùng nông sản hàng hoá ở vùng trung du miền núi phía Bắc" làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Bài viết gồm có 3 phần chính:
    Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư phát triển cây chè và vùng nông sản hàng hoá.
    Chương 2: Thực trạng đầu tư cho phát triển cây chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc
    Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đầu tư cho cây chè góp phần phát triển vùng nông sản hàng hoá ở vùng trung du miền núi phía Bắc
    Trong quá trình làm bài, dù đã rất cố gắng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu nhưng do thời gian, nguồn số liệu và trình độ còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn.
    Đề tài được hoàn thành với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ - Bộ môn Kinh tế đầu tư và chú Đặng Phúc - cán bộ Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn.

    Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2004
    Sinh viên thực hiện
    Trần Thị Hiển









    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
    CÂY CHÈ VÀ VÙNG NÔNG SẢN HÀNG HOÁ
    1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
    Ngày nay, hoạt động đầu tư đang diễn ra sôi nổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và không có ai có thể phủ nhận được vai trò của đầu tư - là nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế và cho sự tăng trưởng. Có thể nói đầu tư là hoạt động thiết yếu của bất kỳ nền kinh tế nào, chỉ có hoạt động đầu tư mới giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Vậy đầu tư là gì ?, có vai trò và đặc điểm như thế nào ? Chúng ta có thể tìm hiểu qua khái niệm sau:
    Theo khái niệm chung đầu tư là sự hi sinh những nguồn lực ở hiện tại (tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ) để tiến hành các hoạt đông nhằm thu về những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai (kết quả lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra).
    Nói cách khác, đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói riêng.
    Như vậy, chỉ có đầu tư mới duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơn cho nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...