Luận Văn Đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trước bậc thềm của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang từng bước tạo những dấu ấn cho một thời kỳ phát triển đầy năng động. Đặc biệt hơn, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương phát triển đất nước, tạo một bước nhảy lớn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Để làm được điều đó, chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong mọi khía cạnh xã hội nhất mà biểu hiện rõ nhất là tốc độ phát triển kinh tế. Tuy vậy, những năm 2008 -2009 là giai đoạn mà toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoàng tài chính – kinh tế toàn cầu diễn ra ngoài mong đợi. Bắt nguồn từ Mỹ, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với quy mô và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng này. Khó khăn chồng chất khó khăn, con đường tiến tới mục tiêu của chúng ta đến năm 2020 lại càng trở lên gồ ghề hơn bao giờ hết. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong từng bước đi, các nhà quản lý kinh tế cần đưa ra được các giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề còn tồn tại nhằm “một bước đi đôi”, đưa nền đất nước chúng ta đạt được mục tiêu đã định.

    Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, em nhận thấy hoạt động phát triển các KCN – KCX hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm: KCN – KCX đã và đang là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong bức tranh chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, quá trình thành lập và hoạt động của các KCN đã bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế cần khắc phục. Từ nhận thức này, trong khi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại Vụ, em đã lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thực trạng và giải pháp” những mong nâng cao được sự hiểu biết về thực trạng phát triển các KCN – KCX cả nước nói chung và vùng KTTĐBB nói riêng. Đồng thời từ đó từng bước đề ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại nhằm tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ các KCN – KCX cả nước nói chung và vùng KTTĐBB nói riêng trong tương lai.

    Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do thiếu thông tin và kinh nghiệm thực tiễn có hạn. Bởi vậy, rất mong thầy Nguyễn Hồng Minh chỉ bảo, góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn!

    Em cũng xin chân thành cảm ơn quá trình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Hồng Minh, sự nhiệt tình và thiện chí giúp đỡ từ các cô chú, anh chị tại Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!



    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG 2
    DANH MỤC CÁC BIỂU 2
    CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5
    CÁCKCN-KCX TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ. 5
    1.1. Những nét khái quát về Khu công nghiệp, Khu chế xuất. 5
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm KCN - KCX. 5
    1.1.1.1. Khái niệm. 5
    1.1.1.2. Đặc điểm. 6
    1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất. 8
    1.1.2.1. Đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của kinh tế cả nước, thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 8
    1.1.2.2. Phát triển KCN, KCX cũng là hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. 10
    1.1.2.3. KCN, KCX góp phần trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất. 11
    1.1.2.4. KCN, KCX đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. 13
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển các KCN – KCX. 13
    1.1.3.1. Các nhân tố vĩ mô:. 13
    1.1.3.2. Các nhân tố vi mô:. 15
    1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX Việt Nam. 16
    1.3. Thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 20
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 20
    1.3.2. Nhu cầu phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ. 22
    1.3.3. Thực trạng đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ. 24
    1.3.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các KCN. 24
    a) Sự phù hợp về quy hoạch KCN:. 24
    b) Tình hình thu hút đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng KCN:. 30
    1.3.3.2. Đầu tư phát triển sản xuất trong các KCN. 37
    a) Về thu hút đầu tư trong KCN:. 37
    b) Tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động:. 39
    c) Tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng. 41
    d) Tình hình sử dụng đất. 43
    e) Tình hình bảo vệ môi trường trong KCN. 47
    f) Tình hình thu hút lao động trong KCN. 49
    1.3.4. Nhận xét, đánh giá quá trình phát triển các KCN. 51
    1.3.4.1. Những thành quả đạt được. 51
    1.3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 54
    CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 61
    HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 61
    2.1. Định hướng phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước ta thời gian tới. 61
    2.1.1. Việt Nam với chiến lược phát triển các KCN. 61
    2.1.2. Đối với các KCN vùng KTTĐBB: 64
    2.2. Đề xuất các giải pháp: 68
    2.2.1. Các giải pháp vĩ mô. 68
    2.2.2. Các giải pháp vi mô. 71
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...