Chuyên Đề Đầu tư nước ngoài và chuyền giao công nghệ

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư nước ngoài và chuyền giao công nghệ

    CHƯƠNG 1​​​Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến đầu tư và tiền đầu tư
    1.Giới thiệu chung về hoạt động xúc tiến đầu tư và các công việc chuẩn bị “tiền đầu tư”
    1.1.Hoạt động xúc tiến đầu tư:
    1. Xúc tiến đầu tư với vẫn đề thu hút FDI

    Trong tiếng Việt, từ “ xúc tiến” được định nghĩa là “ làm cho tiến triển mạnh hơn, nhanh hơn”. Còn theo từ điển tiếng Anh thì từ “ promotion” được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xúc tiến, khuyến khích nhưng đó không phải là nghĩa duy nhất. “ Promotion” còn có nghĩa là sự khuyếch trương, thúc đẩy hay thăng tiến.
    Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất nào về xúc tiến FDI và những công trình nghiên cứu về xúc tiến FDI thực sự cũng không nhiều. Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp luật liên quan tới FDI như luật đầu tư cũng chưa giải thích khái niệm xúc tiến FDI và cũng chua có một giáo trình nào phân tích cụ thể và chi tiết khái niệm này.
    Trong nghiên cứu về “ Chiến lược xúc tiến FDI tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PWC( Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới sự tài trợ bởi cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA), thì khái niệm về xúc tiến FDI được đưa ra như sau: “ Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp tiến thị tổng hợp các chiến lược về sản phẩm, xúc tiến và giá cả”. Trong đó, sản phẩm được hiểu là quốc gia nhận đầu tư, giá cả là giá mà nhà đầu tư phải chi để định vị hoạt động tại quốc gia đó ( bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộ thuế quan ) và xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập nên một hình ảnh về quốc gia và cung cấp dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy, theo khái niệm này thì xúc tiến FDI là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI và nội dung là các biện pháp tiếp thị tổng hợp định hướng tới nhà đầu tư để xây dựng hình ảnh về quốc gia, phổ biến các thông tin về giá cả kinh doanh và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư.
    Trong khi đó, Hội thảo thu hút đầu tư nước ngoài- Triển vọng và giải pháp được tổ chức tháng 11/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một khái niệm khác về xúc tiến FDI như sau: Xúc tiến FDI là tổng hợp các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhất định. Theo khái niệm này, xúc tiến FDI cũng có vai trò là biện pháp thu hút FDI song mục tiêu của xúc tiến FDI được đặt ra không chỉ là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI mà còn thu hút phù hợp với các mục tiêu phát triển của riêng mình. FDI đóng vai trò là một nguồn lực góp phần thực hiện các mục tiêu đó nên việc thu hút FDI nhiều hay ít, vào lĩnh vực nào, địa bàn nào cũng cần căn cứ trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đặt ra của mỗi quốc gia đó. Cũng theo khái niệm này thì nội dụng xúc tiến FDI không chỉ dừng lại ở các biện jphaps tiếp thị tổng hợp về sản phẩm, giá cả và xúc tiến như khái niệm trong nghiên cứu của công ty PWC đã đưa ra mà nó là tổng thể các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng để có thể tăng cường hoạt động FDI vào quốc gia đó. Nói cách khác, biện pháp xúc tiến FDI nhằm mục đích thu hút được nhiều hơn dòng vống FDI theo định hướng của quốc gia đó, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
    Xúc tiên FDI còn được hiểu là thúc đẩy dòng vồn FDI chảy vào quốc gia thực hiện xúc tiến hoặc phát triển dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy, tăng cường các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vào quốc gia
     
Đang tải...