Luận Văn Đầu tư NướC NGOàI TạI Việt Nam - VàI NéT Về THựC TRạNG Và Giải PHáP

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư NướC NGOàI TạI VN - VàI NéT Về THựC TRạNG Và Giải PHáP
    Lời nói đầu

    Nghiên cứu về hệ thống tài chính chúng ta thấy rằng các quan hệ tài chính có tác dụng phức tạp và đa dạng. Hoạt động tài chính tác động đến mọi lãnh vực : kinh tế, xã hội; mọi phạm vi : vĩ mô và vi mô. Tài chính có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì lẽ đó , để điều hành sự hoạt động thống nhất và có hiệu quả của toàn bộ thống tài chính ở mỗi quốc gia, Chính phủ cần phải đề ra các chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về tài chính trong một thời kì tương đối dài tức là cần phải hoạch định và thực hiện chính sách Tài chính quốc gia.

    Chính sách Tài chính quốc gia được xác định cụ thể trong từng thời kỳ. Nó gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính . Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu mà đại hội VI của Đảng đề ra thì chính sách Tài chính quốc gia phải đảm bảo góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước.

    Trong khuôn khổ bài viết này, em xin đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Mà chủ yếu là những chủ trương chính sách để có thể huy động được mọi nguồn lực, tận dụng được mọi cơ hội để CNH-HĐH đất nước.

    Do trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết này không thể đề cập một cách đầy đủ và cặn kẽ những nội dung của chính sách Tài chính quốc gia vốn là một vấn đề phức tạp. Vậy em kính mong thầy đưa ra những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thiện hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn thầy.


    Hà Nội, tháng 2 năm 2001



    CHUƠNG I :
    TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH



    Nội dung chính của tập chuyên đề này là nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam hiện nay nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước. Vì vậy việc nghiên cứu về tài chính ,hệ thống tài chính và các mô hình chính sách về tài chính tạo ra cơ sở lý luận cho việc phân tích chính sách tài chính ở nước ta.

    I. Tài chính:

    1. Khái niệm:

    Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối và sử dụng những của cải bằng tiền mà chủ yếu là tổng sản phẩm trong nước thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực hoạt động xã hội.

    Tài chính là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử. Là phạm trù kinh tế, tài chính gắn với phạm trù giá trị. Nó ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tài chính có vai trò quan trọng là ở chỗ nó nó không chỉ được sử dụng trong sản xuất lưu thông hàng hoá và dịch vụ mà còn được Nhà nước sử dụng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của mình.

    2. Chức năng:

    Tài chính có hai chức năng cơ bản là:

    - Chức năng phân phối
    - Chức năng giám đốc

    Chức năng phân phối là đảm bảo các quan hệ phân phối và quan hệ tỉ lệ giữa tiêu dùng tích luỹ, đầu tư ; đảm bảo sự công bằng các vùng, các ngành kinh tế.

    Chức năng giám đốc nhằm tạo lập sự quản lý của Nhà nước đối các nguồn thu nhập từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế có hiệu quả.

    II . Hệ thống tài chính .

    Hệ thống tài chính là tổng thể những bộ phận hợp thành một cơ cấu tài chính , trong đó những quan hệ tài chính hoạt động những lĩnh vực khác nhau nhưng tác động phối hợp lẫn nhau trong toàn bộ vận động của nền tài chính .

    Cơ cấu của hệ thống tài chính bao gồm : tài chính doanh nghiệp , ngân sách nhà nước, tài chính trung gian, tài chính hộ gia đình và tài chính đối ngoại.

    1. Tài chính doanh nghiệp :

    Tài chính doanh nghiệp bao gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng lợi hoặc cơ chế hướng đến lợi nhuận chi phối trong các doanh nghiệp , nhờ quá trình thu hút vốn, phân bổ và sử dụng vốn cho kinh doanh, nguồn tài chính được cải tạo và mở rộng ( có lãi ).

    Trong hệ thống tài chính tài chính doanh nghiệp đóng vai trò như những tế bào có khả năng tái tạo. Sự phát triển hay suy thoái của sản xuất - kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính và điều đó tác động trực tiếp vào đời sống kinh tế của đất nước.

    2. Ngân sách nhà nước:

    Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn vốn tiền tệ khác thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

    Về mặt đối ngoại. NSNN đóng vai trò trung tâm trong quan hệ vay vốn nước ngoài, nhận viện trợ hoặc cấp viện trợ, đóng góp kinh phí cho các tổ chức quốc tế mà nước ta có quan hệ .
     
Đang tải...