Luận Văn Đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Viện công nghiệp giấy và Xenluylô: Thực trạng và định h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Viện công nghiệp giấy và Xenluylô: Thực trạng và định hướng


    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà những thành tựu của nó đã tạo nên một bước ngoặt trong hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay thực chất là cuộc cách mạng về công nghệ, mà trước hết là công nghệ mũi nhọn, đã tạo ra cho con người những khả năng kỳ diệu. Hơn bao giờ hết, ngày nay công nghệ đã trở thành chìa khoá cho sự phát triển kinh tế.
    Với một đất nước chưa có nền tảng công nghệ phát triển và hầu như chưa có đủ năng lực tạo ra công nghệ mới có khả năng ứng dụng nhanh vào sản xuất, việc nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu phải dựa vào đổi mới và chuyển giao công nghệ.
    Thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay cho thấy các ngành sản xuất đang đứng trước những thử thách to lớn: thiếu vốn, thiết bị và công nghệ lạc hậu . nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém, không có sức cạnh tranh. Việc các doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, tạo được lợi thế trong cạnh tranh. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải tung ra thị trường lượng vốn đầu tư rất lớn để đạt được công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất ở Việt Nam trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
    Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước thành công nhất đã cho thấy việc nghiên cứu đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước một cách có hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển của đất nước nói chung, của ngành Giấy nói riêng, Viện công nghiệp giấy và Xenluylô đã tập trung đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước. Với sự cố gắng và nỗ lực của mình, Viện đã thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án nghiên cứu công nghệ chuyển giao cho các cơ sở trong nước và tiếp nhận các công nghệ hiện đại từ các nước phát triển góp phần thúc đẩy ngành Giấy Việt Nam vững mạnh hơn nữa trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhằm vận dụng những kiến thức đã được tiếp cận trong thời gian qua và góp một vài ý kiến trong quá trình nghiên cứu đổi mới và chuyển giao công nghệ của Viện công nghiệp giấy và Xenluylô, tôi đã lựa chọn đề tài:
    Đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Viện công nghiệp giấy và Xenluylô: Thực trạng và định hướng .
    Vấn đề nghiên cứu đổi mới và chuyển giao công nghệ là một vấn đề mang tính khoa học, rộng và phức tạp nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng công nghệ, các vấn đề tồn tại, khó khăn và một số phương pháp, giải pháp trong việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Viện công nghiệp giấy và Xenluylô.
    Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư nghiên cứu CGCN.
    Chương 2:Thực trạng đầu tư nghiên cứu và CGCN ở Viện công nghiệp giấy và Xenluylô.
    Chương 3: Định hướng đầu tư nghiên cứu và CGCN của Viện .
    Trong quá trình viết báo cáo thực tập này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô, chú trong phòng Quản lý khoa học và thông tin của Viện công nghiệp giấy và Xenluylô, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý giá của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thêu.
    Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
     
Đang tải...