Tiểu Luận Đầu tư nghiên cứu nông nghiệp tư nhân của Thái Lan, Trung Quốc và Malaixia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hơn hai thập kỷ qua, đầu tư tư nhân vào nghiên cứu nông nghiệp đã đóng góp quan trọng đến tăng trưởng nông nghiệp của ba nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaixia. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, như sự lớn mạnh của khu vực tư nhân và quan điểm phát triển, mà chính sách của Chính phủ ở mỗi nước có sự khác nhau. ở Thái Lan, khu vực tư nhân khá mạnh nên Chính phủ Thái Lan chú trọng thiết lập môi trường thông thoáng và giảm sự tham gia của Nhà nước để khuyến khích tư nhân phát triển. Như vậy Nhà nước sẽ có thêm ngân sách để dành cho các ưu tiên khác mà tư nhân không thể đứng ra đảm nhiệm được. Trong khi đó ở Trung Quốc, do tư nhân còn yếu trong khi nhu cầu phát triển nông nghiệp lớn, Chính phủ Trung Quốc đã tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển khoa học công nghệ. Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển tiếp, cải tổ để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của nghiên cứu nhà nước, lựa chọn các biện pháp thúc đẩy tư nhân phát triển, và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài. Đối với Malaixia, khu vực tư nhân khá mạnh, quan điểm của Chính phủ là tránh phụ thuộc vào bên ngoài nên nghiên cứu Nhà nước và tư nhân trong nước phối hợp hoạt động chặt chẽ.



    I. Nghiên cứu nông nghiệp tư nhân ở thái lan

     Chính sách đầu tư khoa học
     Đầu tư tư nhân vào nghiên cứu nông nghiệp
     Tác động của nghiên cứu nông nghiệp tư nhân
     Chính sách chính phủ và nghiên cứu nông nghiệp tư nhân

    II. Nghiên cứu nông nghiệp tư nhân ở malaixia
     Đầu tư khoa học công nghệ nông nghiệp của tư nhân
     Tác động của nghiên cứu nông nghiệp tư nhân
     Các chính sách của Chính phủ đối với nghiên cứu tư nhân

    III. Nghiên cứu nông nghiệp tư nhân ở Trung Quốc
     Một số lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp tư nhân ở Trung Quốc
     Tác động của chuyển giao công nghệ tư nhân
     Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ tư nhân
     Những lựa chọn chính sách

    IV. Kết luận



    I. Nghiên cứu nông nghiệp tư nhân ở thái lan

    Trong vòng hơn 3 thập kỷ qua, Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Ngành nông nghiệp phát triển mạnh và tỷ trọng trong nền kinh tế đã giảm xuống. Giai đoạn 1965-1995, mặc dù sản lượng nông nghiệp tăng gấp ba lần song đóng góp của nông nghiệp trong GDP giảm từ 35% xuống 10,9%, ngành nông nghiệp hiện thu hút hơn 50% lao động xã hội.

    Thái Lan có nhiều mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu khoảng 14 tỷ USD hàng nông sản. Các mặt hàng xuất khẩu chính là tôm 1,97 tỷ USD/năm, cao su 1,67 tỷ USD/năm, gạo 1,57 tỷ USD/năm, bột sắn 0,75 tỷ USD/năm và đường 0,69 tỷ USD/năm.

    Năm 1994, ngành trồng trọt đóng góp 55% trong GDP nông nghiệp, tiếp theo là thuỷ sản 16,5%, chăn nuôi 10,1%. Mặc dù gạo vẫn là mặt hàng nông sản quan trọng nhất, chiếm hơn 50% tổng diện tích đất nông nghiệp, song vai trò đã giảm. Trong những năm qua Thái Lan đã đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm, rau quả, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước ngọt.

    1. Chính sách đầu tư khoa học

    Năng lực nghiên cứu và trình độ các nhà khoa học của Thái Lan còn thấp so với các nước công nghiệp Châu á khác như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Tuy nhiên, đến cuối những năm 70, chính phủ Thái Lan quyết định tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Năm 1979, Thái Lan thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng để thực hiện chiến lược phát triển khoa học. Giai đoạn 1982-86, kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 5 nhấn mạnh công tác đầu tư vào nhân lực và cơ sở hạ tầng khoa học.

    Chính phủ Thái Lan luôn ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu nông nghiệp. Năm 1995, tổng chi tiêu nghiên cứu của Chính phủ là 207 triệu USD, trong đó ước tính dành cho nông nghiệp là 127 triệu USD. Giai đoạn 1987-95, tỷ trọng ngân sách nghiên cứu dành cho nông nghiệp tăng từ 40% năm lên 60%.

    Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp là cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất, với ngân sách hàng năm 80-90 triệu USD dành cho nghiên cứu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Bộ Đại học, Quỹ Nghiên cứu Thái Lan và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia tài trợ nhiều chương trình nghiên cứu nông nghiệp quan trọng cho các trường đại học Nhà nước. Phòng Phát triển Khoa học và Công nghệ và một liên đoàn nhà nước độc lập thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng tài trợ cho chương trình sinh học 10 triệu USD.

    2. Đầu tư tư nhân vào nghiên cứu nông nghiệp

    Giai đoạn 1985-96, đầu tư tư nhân vào nghiên cứu nông nghiệp và lương thực tăng 2,5 lần, đạt 19 triệu USD năm 1996. Đầu tư tư nhân cho nghiên cứu công nghệ sinh học và giống tăng nhanh, năm 1996 đạt 6,6 triệu USD. Khu vực tư nhân chiếm khoảng 13% trong tổng chi phí nghiên cứu nông nghiệp ở Thái Lan.

    Giai đoạn 1985-96, tốc độ tăng trưởng nghiên cứu nông nghiệp nhà nước tương đương với nghiên cứu tư nhân. Nghiên cứu nhà nước vẫn chiếm 87% tổng chi phí nghiên cứu nông nghiệp. Năm 1996, tổng chi phí nghiên cứu nông nghiệp công cộng và tư nhân chiếm 0,8% GDP nông nghiệp, so với năm 1985 là 0,83%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...