Báo Cáo Đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển giống cây nguyên liệu giấy giai đoạn 2009-2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
    Tóm tắt . 1
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 4
    II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 6
    2.1. Mục tiêu của dự án . 6
    2.1.1. Mục tiêu tổng quát 6
    2.1.2. Mục tiêu năm 2010 . 6
    2.2. Nội dung của dự án 6


    III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7
    3.1. Mua sắm trang thiết bị . 7
    3.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cây mô và giâm hom cho một số dòng bạch đàn và keo lai 7
    3.2.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô 8
    3.2.1.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của nồng độ các chất trong môi trường nuôi cấy đến hiệu quả
    của các giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ 8
    3.2.1.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng đến tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ . 17
    3.2.1.3. Thử nghiệm thời gian huấn luyện và cường độ ánh sáng trong quá trình huấn luyện đến tỷ lệ cây sống khi chuyển cây từ ống nghiệm ra vườn ươm 31
    3.2.2. Hoàn thiện kỹ thuật giâm hom 35
    3.2.2.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom . 35
    3.2.2.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và thời điểm lấy
    hom đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom 41
    3.3. Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống mô hom cho một số dòng nghiên cứu . 49
    3.4. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quản lý giống 49
    3.5. Phân tích xác định ADN cho một số giống sản xuất và nghiên cứu 50
    3.5.1. Đối tượng vật liệu nghiên cứu 50
    3.5.2. Nội dung nghiên cứu . 50
    3.5.3. Phương pháp nghiên cứu 50
    3.5.3.1. Tách ADN tổng số . 50
    3.5.3.2. Phản ứng RADP . 50
    3.5.3.3. Phân tích số liệu RAPD . 51
    3.5.4. Kết quả nghiên cứu . 51
    3.5.4.1. Tách chiết ADN và kiểm tra chất lượng ADN của các mẫu nghiên cứu . 51
    3.5.4.2. Phân tích tính đa hình ADN của các giống bạch đàn 52
    3.5.5. Kết luận . 55
    3.6. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật . 55
    3.6.1. Phương pháp đào tạo . 56
    3.6.2. Nội dung đào tạo dự án . 56
    3.6.3. Đối tượng đào tạo . 56
    3.6.4. Kết quả đào tạo . 56
    3.6.4.1. Tài liệu, giáo trình 56
    3.3.4.2 Thời gian và kết quả đào tạo . 56


    IV. KẾT LUẬN 58
    5.1. Mua sắm dụng cụ trang thiết bị . 58
    5.2. Hoàn thiện công nghệ nhân giống mô - hom . 58
    5.3. Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật . 59
    5.4. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu 60
    5.5. Phân tích xác định ADN cho một số giống sản xuất và nghiên cứu 60
    5.6. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật . 60
    VI. KIẾN NGHỊ . 60

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay nhu cầu giống tốt cho trồng rừng nguyên liệu giấy là rất lớn. Dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn II đã được Chính phủ phê duyệt và đang tổ chức thực thi, khi đi vào hoạt động công suất nhà máy sẽ nâng lên 318,000 tấn giấy và bột giấy/năm. Để đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy, diện tích trồng rừng được quy hoạch là 164,440ha. Thực tế sản xuất 1 tấn bột giấy tẩy trắng phải cần 4.7m3 gỗ keo hoặc bạch đàn, như vậy sau khi nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn II đi vào hoạt động, hàng năm phải khai thác và trồng lại khoảng 20,000-21,000ha rừng, nếu mật độ trồng rừng là 1333 cây/ha, thì hàng năm nhu cầu cây giống cho trồng rừng nguyên liệu giấy cần đến 28-30 triệu cây các loại, đây là một nhu cầu lớn và thực sự cần thiết nhưng với công xuất và quy mô nhà xưởng, trang thiết bị của Viện chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu về giống của các đơn vị trồng rừng trong Tổng công ty giấy Việt Nam chưa kể các cá nhân, đơn vị trong vùng và cả nước.
    Qua 35 năm nghiên cứu và thử nghiệm Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (VNCCNLG) đã lựa chọn được các loài, giống, dòng cây bạch đàn, keo tai tượng, keo lai và thông có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất rừng tăng từ 20 - 30% so với rừng sản xuất đại trà. Cho đến nay, ngoài 16 loài, dòng, giống cây được công nhận là giống Quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật thì Viện còn tuyển chọn và lưu giữ hàng trăm các dòng cây trội có triển vọng thuộc các loài trên, đây là nguồn vật liệu, nguồn gen quý để sản xuất giống vô tính có chất lượng cao bằng công nghệ mô -
    hom.
    Sản xuất giống bằng kỹ thuật nhân vô tính (mô - hom) sẽ tạo được giống cây trồng có những đặc tính di truyền quý của giống gốc. Mặt khác công nghệ này còn cho phép nhân nhanh để sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp với số lượng lớn và chất lượng tốt. Sau 14 năm nghiên cứu và thử nghiệm, VNCCNLG có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất giống vô tính bằng công nghệ mô - hom. Về cơ sở vật chất, Viện có một nhà nuôi cấy mô diện tích 320 m2 vừa nghiên
    cứu, vừa sản xuất được trên 2.5 triệu cây/năm, ngoài nhà nuôi cấy mô Viện còn có một nhà giâm hom với diện tích 1,400m2 sản xuất được 0.5 triệu cây/năm. Như vậy có thể nói VNCCNLG là đơn vị đi đầu về nghiên cứu và sản xuất cây giống lâm nghiệp vô tính ở vùng Trung tâm cũng như trong ngành giấy.


    Với nhu cầu về số lượng và chất lượng cây giống như hiện nay của ngành giấy nói chung và của địa phương trong vùng nói riêng, thì việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển giống cây nguyên liệu giấy có năng suất cao bằng công nghệ mô - hom phục vụ trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy là vô cùng cần thiết, góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy hiện nay và trong tương lai.
    Vì vậy, “Dự án đầu tư năng cao năng lực năng lực nghiên cứu và phát triển giống cây nguyên liệu giấy” đã được Bộ Công Thương phê duyệt thực hiện trong hai năm 2009-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...