Tiến Sĩ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÊN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ, sơ đồ
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
    1.1.CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
    1.2. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .25
    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .45
    1.4. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 47
    Chương 2-THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 53
    2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 53
    2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67
    2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .87
    Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .111
    3.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .111
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 124
    3.3. KIẾN NGHỊ 144
    KẾT LUẬN 150
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC .158

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tính hiệu quả và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang chịu vô vàn sức ép khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại trong nước càng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Lúc này, vấn đề năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc, cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong những ngân hàng lớn nhất của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, chiếm thị phần đáng kể đối với nhiều sản phẩm chủ chốt: tín dụng, huy động, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ Mặc dù vậy, VCB cũng đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh gay gắt. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với VCB.
    Nhiều giải pháp thường được đề cập đến để nâng cao năng lực cạnh tranh cho VCB là xây dựng chiến lược kinh doanh, tăng cường tiềm lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, Song, để tiến hành được các giải pháp đó, cần phải có đầu tư. Vì vậy, có thể xem đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp cơ bản và quan trọng của VCB. Tuy nhiên, để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự tác động tích cực đến năng lực canh tranh, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cần phải trả lời được các câu hỏi: xây dựng chiến lược đầu tư như thế nào, huy động vốn đầu tư từ đâu, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư vào các tài sản nào, vào các lĩnh vực nào, để có tác động tốt nhất đến nâng cao năng lực cạnh tranh?
    VCB với vai trò tiên phong, cũng như mang tính tiêu biểu: vừa đại diện cho khối ngân hàng quốc doanh, vừa mang đặc trưng mới của một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), là một đối tượng đầy đủ và sống động cho nghiên cứu vấn đề đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, tác giá lựa chọn nghiên cứu: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
    (i) Nghiên cứu trong nước
    Phù hợp với yêu cầu thực tế, rất nhiều các nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ra đời, phản ánh đúng tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề.
    Một số nghiên cứu nổi bật như: tác giả Nguyễn Thị Quy có nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” [38]; tác giả Trịnh Quốc Trung với luận án Tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010” [45]; tác giả Lê Đình Hạc với luận án tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [7]; tác giả Đoàn Đỉnh Lam với luận án tiến sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập” [13], .Ngoài ra còn rất nhiều các luận văn thạc sĩ cũng chọn vấn đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.
    Các tác giả đã có những phân tích thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ việc thu thập, phân tích số liệu cụ thể qua nhiều năm của các ngân hàng, các tác giả đã có các kết luận, đánh giá cả định tính và định lượng về thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Viêt Nam, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Kết quả nổi bật nhất trong các nghiên cứu này là:
     Đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM và đánh giá thực trạng đối với một hoặc một số ngân hàng thông qua các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM;
     Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
    3
    Đối với nội dung thứ nhất, để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM, các tác giả thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phổ biến như sau:
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua phương thức cạnh tranh, thể hiện qua các chỉ tiêu đính tính và định lượng:
    o Số lượng sản phẩm;
    o Chất lượng sản phẩm;
    o Giá cả dịch vụ;
    o Quy mô và tính hiệu quả của hệ thống phân phối;
    o Hiệu quả của phương thức tiếp cận khách hàng.
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố phản ánh tiềm lực của ngân hàng:
    o Vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng tài sản;
    o Khả năng thanh khoản, chi trả;
    o Tỷ lệ an toàn vốn;
    o Số lao động, cơ cấu lao động theo trình độ;
    o Khả năng tiếp cận, sao chép, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá;
    o Tác động của hệ thống công nghệ đến sản phẩm, quản trị điều hành;
    o Tính hiệu quả của bộ máy quản lý,
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua kết quả, hiệu quả kinh doanh: ,
    o Lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận;
    o Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), trên vốn chủ sở hữu (ROE);
    o Khả năng cho vay, huy động vốn;
    o Chất lượng tín dụng;
    o Thị phần;
    o Uy tín của ngân hàng trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...