Luận Văn Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Tổng Quan Về Nguồn Vốn FII Tại Việt Nam

    1/Khái niệm

    - FII (Foreign Indirect Investment) là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, đầu tư trực tiếp vào cổ phần,các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (còn gọi là đầu tư Porfolio).
    Khi thực hiện đầu tư gián tiếp,các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến quá trình sản xuất và kinh doanh thực tế mà chỉ quan tâm đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định) hoặc sự an toàn của những chứng khoán mà họ đầu tư vào (với một mức lợi tức nhất định).
    FII thường được thực hiện dưới hai hình thức:
    ã Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu hoặc các công cụ cổ phần khác do các công ty hoặc các thể chế tài chính của các nước đang phát triển phát hành trên thị trường nội địa.
    ã Các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác do chính phủ hoặc các công ty của các nước đang phát triển phát hành trên thị trường nội địa (bằng đồng tiền nội địa) hoặc trên thị trường quốc tế (bằng các đồng tiền quốc tế chủ chốt như đôla Mỹ,euro,yên ).
    Trong đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể là các nhà đầu tư cá thể hoặc các nhà đầu tư thể chế như các công ty bảo hiểm,các quỹ hưu trí,các quỹ tự bảo hiểm rủi ro,các quỹ tương hỗ

    2/Những đặc trưng cơ bản của FII
    ã Tính thanh khoản cao:

    Do chỉ quan tâm đến lợi tức(với một mức rủi ro nhất định) hoặc mức độ an toàn của chứng khoán chứ không quan tâm đến việc quản lý quá trình sản xuất và kinh doanh thực tế nên FII có tính thanh khoản cao. Nói cách khác,nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể dễ dàng bán lại những chứng khoán cổ phần và chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư vào nơi khác với mức tỷ suất lợi tức cao hơn và một mức rủi ro nhất định,hay với một mức rủi ro thấp hơn và với một mức tỷ suất lợi tức nhất định.Tính thanh khoản cao của FII khiến cho hình thức đầu tư này mang tính ngắn hạn,đưa vào cũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày,tuỳ theo phiên trong từng ngày,tuỳ theo động tháI nóng lạnh của giá cổ phiếu,trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác động của chính sách quản lý của nhà nước bản địa.Vì thế tính “đầu cơ” của nguồn vốn này thường cao hơn nhiều so với tính “đầu tư”(“đầu cơ” chỉ là thu lợi nhanh-mua ồ ạt giá cổ phiếu,trái phiếu thấp để nâng giá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu cao; “đầu tư” cũng nhằm thu lợi nhuận nhưng đầu tư nhằm phát triển để thu lợi nhuận lâu dài).
    ã Tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược:
    Ngoài ra, do có thể thay đổi rất nhanh để tìm kiếm tỷ suất lợi tức cao hơn hay để có thể có được mức độ rủi ro thấp hơn nên FII có đặc tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược. Tính bất ổn định,trong một giới hạn nào đó có thể là có lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao với hoặc những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.Những cơ hội này sẽ thu hút các nhà đầu tư và khiến cho thị trường tài chính nội địa hoạt động hìệu quả hơn.Tính bất ổn định còn chỉ ra rằng thị trường đang tìm kiếm những hình thức phân bổ vốn tốt nhất cho những cơ hội kinh tế hiện hành.Tuy vậy,nếu điều này xảy ra thường xuyên và với mức độ lớn,những tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ xuất hiện. Hơn thế nữa,tính thanh khoản cao cùng với tính bất ổn định của FII còn có thể dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt khi có sự thay đổi trong quan niệm của giới đầu tư hoặc của các điều kiện kinh tế bên trong cũng như bên ngoài.
    ã Hình thức biểu hiện đa dạng:
    Ngoài các đặc điểm kể trên,vốn FII còn có đặc tính là tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp như trái phiếu,cổ phiếu,giấy nợ thương mại hoặc dưới hình dạng các công cụ phái sinh: có kỳ hạn, tương lai,quyền chọn



    Chương 1: Tổng Quan Về Nguồn Vốn FII Tại Việt Nam
    1/Khái niệm
    2/Những đặc trưng cơ bản của FII
    3/Tác động của nguồn vốn đầu tư gián tiêp đối với các nước đang phát triển.
    1.Những tác động tích cực :
    2/Những tác động tiêu cực
    Chương 2: Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Đầu Tư Gián Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Từ 2005 Đến 2011
    I/ Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gian tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam
    1/Sự cần thiết thu hút FII:
    2/Tiềm năng thu hút FII
    II/ Tình hình đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ 2006 đến nay
    Chương 3: Thành Tựu, Hạn Chế,Nguyên Nhân Và Giải Pháp Phát Triển Của Quá Trình Thu Hút FII Vào Việt Nam Trong Thời Gian Qua.
    1/Thành tựu:
    2/Hạn chế:
    3/ Nguyên nhân hạn chế:
    Một số kiến nghị
    [​IMG]

     
Đang tải...