Tiểu Luận đầu tư của tập đoàn xuyên quốc gia -vài vấn đề bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN XUYÊN QUỐC GIA -VÀI VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


    Tiểu luận dài 15 trang:
    Một trong những quan điểm đổi mới xuyên suốt của Việt Nam là kết hợp chặt chẽ các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, thực hệin quan điểm trên không chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thách thức. Sự có mặt của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia ở Việt Nam, đã làm nảy sinh những vấn đề gì? Xu hướng vận động ra sao? Và ứng phó của chúng ta như thế nào trong việc thực hiện các chính sách xã hội nói chung, cũng như trong việc bảo đảm quyền con người nói riêng ở nước ta hiện nay. Đây là nội dung hay nói cách đúng mức hơn là cách đặt vấn đề của chuyên đề này.
    1. Toàn cầu hóa - hội nhập - sự có mặt toàn cầu hóa kinh tế về thực chất toàn cầu hóa là tiếp nối quá trình quốc tế hóa, tức là quá trình phát triển các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia (trong đó các quốc gia là những chủ thể duy nhất, các ưu thế hoặc nhân tố khác là điều kiện - môi trường) hình thành một nền kinh tế toàn cầu với những chủ thế mới và cơ chế vận hành mới.
    Trong nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (viết năm 1848), Mác và Ăngghen đã dự báo về quá trình toàn cầu hóa và các động lực thúc đẩy quá trình đó. Các ông viết: "Giá rẻ của các sản phẩm của giai cấp ấy (tư sản) là những quả trọng pháo bắn thủng tất cả những bức tường thành và buộc những người dã man, bài ngoại ương ngạnh nhất cũng phải hàng phục"(1). "Do việc bóc lột thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sự sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước đều có tính chất thế giới"(2). "Những mối quan hệ toàn diện, sự phụ thuộc toàn diện đối với nhau giữa các dân tộc đang phát triển, thay thế cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và của các dân tộc vẫn tự cung cấp". Tiếp tục các nghiên cứu của Mác, Ăngghen, V.I. Lênin cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã hình thành thị trường thế giới từ lâu, song chỉ đến giai đoạn đế quốc, nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa bao trùm tất cả các nước mới hình thành.
    Tuy nhiên, sự ra đời của hệ thống các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh lạnh - mà trách nhiệm thuộc về chủ nghĩa đế quốc và nhiều lý do khác đã cản trở quá trình toàn cầu hóa cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
    Những nhân tố đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời với tác động của kinh tế thị trường trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XX, sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng trên lĩnh vực tin học.
    Sự ra đời của máy tính Apple II (1977), chiếc máy tính đầu tiên của hàng IBM (1981) và phiên bản đầu tiên hệ điều hành Windows vào năm 1985 . và mạng toàn cầu Internet (1991), đã thúc đẩy nhanh chóng chưa từng thấy quá trình toàn cầu hóa xét về tất cả các phương diện(1).

    (1) (2) C. Mác - Pha. Ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
    (1) Thomas L. Priedman, Thế giới phẳng ., Nxb Trẻ, 2006, tr. 86-95.
    MỤC LỤC
    1. Toàn cầu hóa - hội nhập - sự có mặt toàn cầu hóa kinh tế
    2. Tác động của các tập đoàn (TNCs) đối với kinh tế - xã hội Việt Nam
    3. Triển vọng đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia vào Việt Nam và trách nhiệm xã hội đang đặt ra đối với họ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...