Báo Cáo đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhập siêu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu


    Kể từ sau khi nền kinh tế gia nhập WTO vào năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng. Khoản thâm hụt này có thể được bù đắp bởi hoặc vay nợ từ nước ngoài và/hoặc sử dụng đến dự trữ ngoại hối. Cách thức thứ nhất có thể được chấp nhận nếu vốn vay từ nước ngoài sử dụng hiệu quả, mở rộng năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngoại tệ để có thể trả lại nợ nước ngoài. Ngược lại, vay vốn và sử dụng vốn không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí vay vốn, tăng khả năng không trả được nợ của nền kinh tế, và tạo nên những bất ổn vĩ mô. Cách thức thứ hai có thể được chấp nhận khi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Nếu không, một khi tỷ giá hối đoái được neo vào đồng đôla Mỹ thì với việc dự trữ ngoại hối đang dần bị cạn kiệt sẽ tạo nên khả năng cho một cuộc tấn công tiền tệ. Nhiều cuộc khủng hoảng tài chính
    - tiền tệ nổ ra tại các nước trước đây (chẳng hạn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997) bắt nguồn từ cuộc tấn công tiền tệ khi đồng tiền quốc gia đó neo chặt vào đồng tiền mạnh, thường là đồng đôla Mỹ.


    Cả hai phương thức tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại này đang được áp dụng cho nước ta. Và những vấn đề nảy sinh theo đó như sử dụng vốn vay không hiệu quả, dự trữ ngoại hối mong manh và cơ chế tỷ giá còn neo đồng nội tệ vào đồng đôla Mỹ đang hiện diện trong nền kinh tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có giải pháp nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại để nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tránh được những rủi ro vĩ mô cho giai đoạn tới.


    Cũng trong giai đoạn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, tái cơ cấu đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện nhằm làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Một cấu phần của đầu tư công là đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và việc tái cơ cấu đầu tư của khu vực này thực sự là xương sống của quá trình tái cơ cấu đầu tư công.


    Trong những năm qua, đầu tư nhà nước chưa thực sự hiệu quả so với mong muốn của Chính phủ và so với những ưu đãi mà nó nhận được. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khổng lồ (so với quy mô trung bình của các doanh nghiệp trong nước) đang vay vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu trong khi năng lực xuất khẩu lại hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp tạo nên thâm hụt cán cân thương mại tại chính khu vực này cũng như góp phần làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại tổng thể của nền kinh tế. Đặt đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong khuôn khổ thâm hụt cán


    1 Bài viết là những quan sát nghiên cứu bước đầu và là quan điểm cá nhân nhà nghiên cứu, không phản ánh quan điểm cơ quan các tác giả đang công tác.



    cân thương mại, chúng ta có thể tìm ra được phần nào gốc rễ của vấn đề nhập siêu, để từ đó đưa ra được định hướng và quyết tâm tái cơ cấu đầu tư công, trong đó có phần quan trọng là tái cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại, giảm thiểu rủi ro và bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế, nhằm tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cho giai đoạn tới.


    Bài viết có cấu trúc như sau: ngoài phần giới thiệu, phần hai sẽ xem xét tổng quát đầu tư nhà nước và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Phần ba phân tích đóng góp trực tiếp của khu vực doanh nghiệp nhà nước tới nhập siêu tổng thể của nền kinh tế, mà chúng tôi gọi là "tác động vòng một". Tác động này đã được các bài viết khác đánh giá nhưng vì số liệu tách bạch giữa xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước không có, cho nên các đánh giá còn mang tính ước đoán, định tính. Mặc dù đánh giá dưới đây của bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết cố hữu từ việc thiếu số liệu, nhưng nó đưa ra những kịch bản xem xét đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước đến thâm hụt thương mại. Phần bốn đánh giá tác động từ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đến cán cân thương mại thông qua các kênh gián tiếp, chúng tôi gọi là "tác động vòng hai". Tác động loại này ít được các nghiên cứu khác đề cập. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập theo cách nêu lên vấn đề và có lẽ sẽ cần một nghiên cứu sâu hơn và chặt chẽ hơn để đo lường "định lượng" được tác động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đến thâm hụt thương mại thông qua các kênh gián tiếp này. Phần năm và cũng là phần cuối cùng của bài viết nêu lên vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, sau đó sẽ đưa ra những kết luận và một số gợi ý chính sách.


    2. Đầu tư nhà nước và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước


    2.a. So sánh về số lượng và lượng vốn:


    Đối với số lượng doanh nghiệp, tính đến 31/12/2009, tổng số doanh nghiệp nhà nước là 1.471 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chiếm 69,4%, doanh nghiệp công ích 24,1% và doanh nghiệp an ninh, quốc phòng chỉ chiếm 6,5%. Có thể thấy số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chiếm đa số. Nếu so với số lượng các doanh nghiệp tư nhân trong nước thì số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm không đáng kể. Chẳng hạn, chỉ tính đến 1/7/2007 đã có đến 3.748.138 hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước (Phạm Thị Thu Hằng, 2010).


    Đối với vốn đầu tư, trong 15 năm qua (1995 – 2009), đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, trung bình chiếm 49%; đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 30% và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21% (Đồ thị 1). Trong đầu tư nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình 15 năm chiếm khoảng 49%, vốn vay chiếm 23%, và vốn của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 28% (Đồ thị 2).



    Đồ thị 1. Cơ cấu đầu tư 3 thành phần kinh tế Đồ thị 2. Cơ cấu nguồn vốn của đầu tư nhà nước, %



    100%
    90%



    100%



    80%



    80%

    70%


    60%



    60%

    50%
    40%



    40%



    30%
    20%



    20%



    10%
    0%





    1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
    Đầu tư nhà nước Đầu tư ngoài nhà nước Đầu tư có vốn nước ngoài



    0%
    1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
    Vốn từ ngân sách Vốn vay Vốn của doanh nghiệp nhà nước



    Nguồn: Tổng cục Thống kê.


    2.b. So sánh về hiệu quả đầu tư:


    Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước từ việc tiếp cận đến tín dụng, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, cho đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhưng hiệu quả của đầu tư công nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng thấp hơn rất nhiều so với khu vực doanh nghiệp tư nhân.


    Trong 3 thành phần kinh tế, vốn đầu tư nhà nước kém hiệu quả nhất, hệ số ICOR của đầu tư nhà nước trung bình cho giai đoạn 2001 – 2009 ở mức 8, nghĩa là cứ 8 đồng đầu tư thì tạo ra được 1 đồng đầu ra; hệ số ICOR của khu vực FDI đạt 7 và của khu vực ngoài nhà nước là 4. Có thể thấy hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiệu quả nhất. Khu vực này đã, đang và sẽ trở thành một trong những động lực phát triển của nền kinh tế và theo điểm nhìn của một vị giáo sư nổi tiếng, người được biết đến với biệt danh là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh - Michael Porter thì khu vực "tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng" (Cao Nhật và Phạm Huyền, 2010).


    Nếu xét theo xu hướng thì hệ số ICOR của khu vực nhà nước bắt đầu tăng kể từ năm 2006 và tăng mạnh vào 2 năm 2008 và 2009. Cũng tương tự, hệ số ICOR của khu vực FDI tăng mạnh vào năm 2007, từ 3,6 năm 2006 lên đến 7,2 năm 2007. Còn đối với khu vực ngoài nhà nước, hệ số ICOR chỉ tăng nhẹ vào năm 2008. Kể cả đến thời điểm tăng ICOR, nghĩa là thời điểm có sự sụt giảm hiệu quả đầu tư mạnh, khu vực kinh tế nhà nước cũng "khởi hành" sớm nhất. Và các doanh nghiệp nhà nước được xem như góp phần đáng kể vào việc tăng ICOR của khu vực kinh tế nhà nước, "có tới 56/91 tập đoàn, tổng công ty có ROE dưới 15%, thấp hơn mặt bằng lãi suất trong năm 2008. Nếu áp dụng các phương pháp kế toán đúng đắn thì hầu hết các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ thua lỗ".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...