Luận Văn Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    PHẦN I : MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    2.1. Ý nghĩa khoa học

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    4. Đối tượng-khách thể-phạm vi-mẫu nghiên cứu

    4.1. Đối tượng `

    4.2. Khách thể

    4.3. Phạm vi nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp luận

    5.2. Các phương pháp cụ thể

    5.2.1. phương pháp phân tích tài liệu

    5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

    5.2.3. Phương pháp quan sát

    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

    6.1. Giả thuyết nghiên cứu

    6.2. Khung lý thuyết


    PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH


    Chương 1: Tổng quan vấn để nghiên cứu, các khái niệm công cụ


    1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

    2. Một số khái niệm công cụ

    2.1. Khái niệm gia đình

    2.2. Khái niệm Đầu tư


    Chương 2: Kết quả nghiên cứu, giải pháp và khuyến nghị

    Nội dung nghiên cứu


    1. Vài nét về đặc điểm tình hình KT-VH-XH của Hà Nội

    1.1. Đặc điểm Địa lý và đặc điểm dân số Hà Nội

    1.2. Đặc điểm kinh tế, Xã hội của Hà Nội

    1.3. Giáo dục

    1.4. Văn hoá

    2. Kết quả nghiên cứu

    2.1. Các bậc cha mẹ ngày càng Đầu tư nhiều về vật chất và thời gian cho việc học tập của con cái

    2.1.1. Đầu tư về vật chất

    2.1.2. Đầu tư về thời gian và tinh thần

    2.2. Thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái

    2.2.1. Tần suất liên hệ của cha mẹ với nhà trường giáo viên CN

    2.2.2. Hình thức thường phạt của cha mẹ .

    2.3. Mối liên hệ giữa sự Đầu tư của cha mẹ và hiệu quả của sự đầu tư


    Phần 3. Kết luận , khuyến nghị


    1. Kết luận

    2. Khuyến nghị


    Danh mục tài liệu tham khảo




    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển quan trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi của gia đình trong đó có việc học tập của con cái. Việc chuyển đổi nền kinh tế đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta có thể thấy hiện nay các gia đình hạt nhân ở Hà Nội ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc Đầu tư cho con học. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trẻ em đều được học hành ở những trường có uy tín, chất lượng cao, các em được đọc nhiều sách báo, có nhiều cơ hội học tập hơn .

    Sự Phát triển không ngừng của Xã hội đòi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải Đầu tư hơn nữa cho việc học tập của con cái. Song do cuộc sống khá bận rộn, các bậc cha mẹ luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, do vậy họ ít có thời gian trực tiếp theo dõi, liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về tình hình học của con hay quản lý xem con cái mình học ra sao. Chính sự hạn hẹp về thời gian nên các bậc cha mẹ ít có điều kiện để dạy con học cũng như đốc thúc con trong quá trình học tập. Giải pháp hữu hiệu được các gia đình lựa chọn là đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường cho những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy kèm. Chính vì sự phó mặc ấy mà hiệu quả đầu tư cho việc học tập của con cái là không cao. Tình trạng học của các em trở nên bị qúa tải so với lứa tuổi cũng như thời gian mà các em có, một số trường hợp sức ép của việc học quá nhiều nên đã trốn học bỏ đi chơi, hay tình trạng lười suy nghĩ, phụ thuộc qúa nhiều vào gia sư .

    Và như vậy đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy, thiếu giáo dục gia đình và ngoài Xã hội thì kết qủa cũng không hoàn toàn”. Gia đình không phải là môi trường sư phạm duy nhất đối với việc học tập của con cái, song nó có tính chất quyết định đối với quá trình học tập của con em. Mối liên hệ giữa nhà trường và các bậc cha mẹ là mối Quan hệ mật thiết để trẻ có được kết quả học tập cao, đạo đức tốt. Nền giáo dục nói chung của gia đình đầy đủ, hoàn thiện bao nhiêu thì Xã hội càng được tiếp nhận thêm những cá nhân có năng lực có phẩm chất nhân cách tốt đẹp bấy nhiêu. Chính vì vậy Đầu tư đến học tập của con em là một vấn đề quan trọng. Đề tài này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của cha mẹ trong việc học tập của con cái. Và đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    2.1. Ý nghĩa khoa học

    Đã có rất nhiều đề tài thuộc các ngành khác nhau nghiên cứu về vấn đề này như Tâm lý học – giáo dục học. Tuy nhiên những công trình này đều làm rõ thực trạng vấn đề học vấn lao động, việc làm của thanh niên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, lười Lao động trên khía cạnh tâm lý và giáo dục.

    Từ hướng tiếp cận Xã hội học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về mối Quan hệ cá nhân, Xã hội và quá trình Xã hội hoá cá nhân, đề tài này vận dụng các lý thuyết Xã hội học vào nghiên cứu sự Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái trong nền kinh tế thị trường hiện nay.


    2.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Đề tài này chỉ có ý nghĩa thực tiễn cho bản thân cá nhân tôi. Do không có điều kiện nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi một số quận ở Hà Nội. Những thông tin thu được mặc dù không bao quát cả Hà Nội nhưng nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu rộng hơn.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu rõ năng lực Đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái ở các hộ gia đình hạt nhân Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này đề tài xác định mục đích nghiên cứu cơ bản sau :

    ã Làm rõ mức độ Đầu tư của bố mẹ vào việc học tập của con cái hiện nay như thế nào. Mức độ kỳ vọng của cha mẹ với việc học tập của con cái như thế nào.

    ã Chỉ ra cách thức quản lý của cha mẹ vào quá trình học của con cái, mức độ quan tâm Đầu tư về tinh thần và thời gian ra sao

    ã Đánh giá hiệu qủa Đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái

    ã Trên cơ sở của nghiên cứu thu được đưa ra ý kiến giải pháp và góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ trong việc Đầu tư cho quá trình học tập của con cái.

    4. Đối tượng- khách thể- phạm vi- mẫu nghiên cứu

    4.1. Đối tượng : “ Nghiên cứu thực trạng của việc quan tâm dầu tư về vật chất, tinh thần và thời gian của bố mẹ vào việc học hành của con cái”

    4.2. Khách thể nghiên cứu: Là các bậc cha mẹ và con cái đang ở độ tuổi học phổ thông ở Hà Nội hiện nay.

    4.3. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung tìm hiểu sự quan tâm Đầu tư của cha mẹ vào việc học tập của con cái chứ không bàn đến vai trò của gia đình nói chung

    Đề tài giới hạn phạm vi địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội tức là thu thập khảo sát các gia đình hạt nhân( Có bố mẹ và con cái) hiện đang sinh sống tại Hà Nội có con cái đang đi học phổ thông.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp luận

    Trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và hoàn cảnh cụ thể của Lịch sử Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : Muốn có chủ nghiã xã hội, trước hết phải có con người Xã hội chủ nghĩa. Giáo dục học sinh, sinh viên lòng yêu nước Xã hội chủ nghĩa, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo, có ý chí học tập, lập thân, lập nghiệp vững vàng bước vào thế kỷ mới.

    Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Xã hội của Nhà nước và của từng gia đình. Mỗi công dân kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục Xã hội, Xây dựng quy mô giáo dục lành mạnh, Phát triển phong trào học tập.

    Lý thuyết hành động xã hội: Theo quan niệm của Weber : Hành động Xã hội là một hành động được chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác. Do vậy, được định hướng tới người khác.

    Weber phân làm 4 loại hành động

    + Hành động hợp lý về mặt công cụ : là loại hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ hợp lý sao cho nó có hiệu qủa nhất.

    + Hành động hợp lý về mặt giá trị : là loại hành động được thực hiện bởi bản thân hành động ( mục đích tự thân) thực chất hành động này được nhấn vào mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương pháp duy lý.

    + Hành động hợp lý về mặt tình cảm : Là loại hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối Quan hệ giữa mục đích và phương tiện.

    + Hành động truyền thống : Là loại hành động tuân thủ thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán truyền lại từ đời này sang đời khác.

    Theo Parson : Quan điểm của ông chịu ảnh hưởng của MaxWeber – Pareto cho rằng phải Xây dựng lý thuyết chung về hành động Xã hội của cá nhân như là cơ sở để giải quyết nhiệm vụ. Qua đó thấy rằng cần coi học tập của trẻ em là một loại hành động Xã hội. Hành động này có mục đích lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động như gia đình.

    Lý thuyết tương tác Xã hội : Coi qúa trình hành động là hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các nhà Xã hội học thường xuyên nghiên cứu sự tương tác Xã hội ở hai cấp độ Vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu sơ cấp độ Vi mô là nghiên cứ đơn vị tương tác giữa cá nhân, ví dụ như cha mẹ và con cái. Còn nghiên cứu ở cấp độ Vĩ mô là nghiên cứu sự tương tác của cơ cấu Xã hội hay giữa các thiết chế Xã hội gia đình và nhà trường.

    5.2. Các phương pháp cụ thể

    5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:

    Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu chính : Trung tâm nghiên cứu về GĐ & PN. Đề tài KX 07-09, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, NXB KHXH,1994; Tạp chí Tâm lý học, số 3/2004. “Hành vi lệch chuẩn của học sinh PHCS HN.”; Trần Đức Châm. “Mâu thuẫn giữa kỳ vọng của bố mẹ với việc học tập của con cái.” Tạp chí tâm lý học, số 8/2004


    5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu :

    Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình, trong đó phỏng vấn 2 học sinh ở độ tuổi học phổ thông. Các gia đình đó có mức sống và nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề sự quan tâm Đầu tư và cách thức quản lý con cái trong quá trình học tập của các bậc cha mẹ.Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về việc đầu tư của cha mẹ đối với vấn đề học tập của con cái trong các hộ gia đình ở Hà Nội.

    5.2.3. Phương pháp quan sát :

    Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thông tin thu được thông qua qúa trình hỏi với hành vi của người được hỏi có phù hợp không, để từ đó thấy được mối liên hệ về hành vi ứng xử của đối tượng nghiên cứu. Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy được phần lớn các bậc cha mẹ ở Hà Nội hiện nay có xu hướng Đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái song họ lại có rất ít thời gian dành cho việc hướng dẫn con học.

    Tóm lại hệ thống thông tin và kỹ thuật thu thập qua việc quan sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu cá nhân được chúng tôi lựa chọn, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ sử dụng 3 cách thu thập thông tin trên. Bên cạnh đó do tính khó tiếp cận với đối tượng nghiên cứu nên số lượng đối tượng nghiên cứu không lớn, nhưng chúng tôi vẫn cố tìm hiểu sâu kỹ nhiều chiều với những đối tượng như trên. Các kết luận từ thông tin thu được mới chỉ đảm bảo thông tin về vấn đề của một địa bàn cụ thể và chưa mang tính phổ quát cho Hà Nội cụ thể. Do lượng thông tin thu được ít nhưng chúng tôi vẫn chú trọng chất lượng của thông tin thu được.

    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.

    6.1.Giả thuyết nghiên cứu

     Do hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức đối với sự Phát triển của Xã hội nên hiện nay các bậc cha mẹ ngày càng Đầu tư về vật chất và thời gian cho con học nhiều hơn.

     Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, do quá bận rộn với công việc nên các bậc cha mẹ ít có thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái.

    Đầu tư nhiều nhưng kết quả mà con cái đạt đựơc không đúng như kỳ vọng mà bố mẹ đạt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...