Thạc Sĩ Đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia Mỹ tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH


    AFTA : (Asian Free Trade Area) - Khu vực mậu dịch tự do Châu Á

    AID : (Agency for International Development) - Cơ quan phát triển quan hệ quốc tế Hoa Kỳ

    APEC : (Asean - Pacific Economic Cooperation) - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

    ASEAN : (Association of South East Asian Nations) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

    EU : (European Union) - Liên minh châu Âu.

    EXIMBANK : (Export and Import Bank) - Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ.

    FDI : (Foreign Direct Investment) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    GATT : (General Agreement on Tariff and Trade) - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.

    GDP : (Gross Domestic Productions) - Tổng sản phẩm quốc nội.

    IMF : (International Monetary Fund) - Quỹ tiền tệ quốc tế.

    MFN : (Most Favoured Nation) - Quy chế tối huệ quốc.

    NICS : (New Industriazation Countries) - Các nước công nghiệp mới.

    NTR : (Normal Trade Relation) - Quan hệ thương mại bình thường.

    OPIC : (Oversea Private Investment Corporation) - Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại.

    R & D : (Research and Development) - Nghiên cứu và phát triển.

    TDA : (Trade and Develop Agency) - Tổ chức thương mại và phát triển Hoa Kỳ.

    TNC(S) : (Transnational Corporation(s) - Công ty xuyên quốc gia.

    VAT : (Value Added Tax) - Thuế giá trị gia tăng.

    WTO : (World Trade Orgnization) - Tổ chức thương mại thế giới.



    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Việt nam tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện tích lũy trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do ưu thế nổi trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, các TNC tự nguyện đầu tư và đi kèm theo vốn là thiết bị và công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp, rất cần vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý.

    Ngày nay, nhờ chính sách đổi mới, các công ty xuyên quốc gia đã có mặt trong nhiều ngành kinh tế, nhiều địa phương ở Việt Nam. Có rất nhiều đại diện của các công ty lớn từ các nước công nghiệp phát triển và cũng có với số lượng nhiều hơn, đại diện của các công ty vừa và nhỏ từ các nước trong khu vực. Có thể nói phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia hay các công ty xuyên quốc gia chính là chủ thể thực hiện FDI ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả thu hút các công ty xuyên quốc gia vào hoạt động ở nước ta, việc nghiên cứu, tìm hiểu về các công ty này là rất cần thiết.

    Là các công ty có sức mạnh kinh tế hơn hẳn so với các công ty xuyên quốc gia của các nước khác, cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ giữ vai trò quan trọng chi phối nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển nếu khai thác được nguồn lực quan trọng này thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên cho đến nay đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, so với các công ty xuyên quốc gia Tây Âu và Nhật Bản, các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ còn tỏ ra kém hiệu quả hơn. Hiện trạng này đã đặt ra nhiều câu hỏi: Các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đã thực sự đầu tư vào Việt Nam chưa? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả: hạn chế của họ hay cản trở từ phía các chính sách của Việt Nam? Các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ có những lợi thế và bất lợi gì so với các công ty xuyên quốc gia khác đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam? Để thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, chính phủ hai nước và bản thân các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ cần phải làm gì?

    Chúng ta đã có thực tiễn quan hệ với các công ty xuyên quốc gia trong một vài năm qua, tuy nhiên chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu đến hiệu quả và kinh nghiệm hợp tác trên thực tế ở nước ta. Việc nghiên cứu về đầu tư của các TNC nói chung và đặc biệt đầu tư của các TNC Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động đưa ra các chính sách phù hợp; tránh được các khuynh hướng bất lợi cho Việt Nam; khai thác được đối tác đầu tư tiềm năng . từ đó tháo gỡ khó khăn cho các công ty Hoa Kỳ ở Việt nam là một việc hết sức cần thiết.

    Trên đây là những cơ sở để lựa chọn đề tài: “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt nam”.


    2. Tình hình nghiên cứu:

    Đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều đề tài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, đầu tư nước ngoài nói chung và đặc biệt là hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nói riêng vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ đối với nước ta. Bởi thế, còn có rất ít công trình nghiên cứu về các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam. Đến nay, ngoài đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước: “Bản chất, đặc điểm và vai trò của các TNC trên thế giới, chính sách của chúng ta” do PGS. TS. Nguyễn Thiết Sơn làm chủ nhiệm đề tài (1996 - 2000), thì chưa có một công trình nghiên cứu nào có hệ thống và tổng thể về đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ thì lại càng ít, nếu có cũng mới chỉ ở mức mô tả về động thái đầu tư của Hoa Kỳ ở Việt Nam (Đỗ Đức Định, 2000; George C.Herring, 1996; Mark Mason, 1998; Nguyễn Minh Long, 2000; Phùng Xuân Nhạ, 2001).


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

    - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng của chính sách thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.

    - Khảo sát và đánh giá đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam trong những năm gần đây.

    - Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    - Đối tượng: Hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.

    - Phạm vi: Luận văn không nghiên cứu đối tượng từ các góc độ kinh tế ngành cụ thể và khoa học quản lý mà chỉ tập trung phân tích dưới góc độ kinh tế học chính trị các cơ sở về mặt lý thuyết và thực tiễn về đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt nam. Mặt khác, thực tế đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia do đó nghiên cứu đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam thực chất là nghiên cứu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ ở Việt Nam.


    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử . luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích so sánh, thống kê, điều tra mẫu.


    6. Dự kiến những đóng góp của luận văn:

    - Làm rõ: bản chất và các yếu tố quyết định thu hút các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

    - Đánh giá hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.

    - Đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt nam.


    7. Bố cục của luận văn:

    Đề tài: "Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam" ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt nam.

    Chương 2. Thực trạng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt nam.

    Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...