Báo Cáo đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm vecm

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẦU TƯ CÔNG ”LẤN ÁT” ĐẦU TƯ TƯ NHÂN? GÓC NHÌN TỪ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VECM










    1. Dẫn nhập


    Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP 6.78%, là mức tương đối khá trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như lạm phát tăng cao trở lại, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, thâm hụt thương mại cao và kéo dài, dự trữ ngoại hối ngày càng mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính - tiền tệ dễ bị tổn thương với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm Một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô thời gian qua chính là mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhưng với chất lượng thấp. Mô hình này đã và đang đe dọa khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn của nền kinh tế.


    Vì vậy, yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đang đặt ra cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới 2011-2020, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nào – nên giảm hay gia tăng đầu tư công, liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư của khu vực tư nhân?


    Theo lý thuyết, có hai giả thuyết chính về quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Giả thiết đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân cho rằng, đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu hẹp lại. Lý do là nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân. Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuế hay vay nợ, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan điểm được đồng thuận là đầu tư công thường có hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân, thì giả thiết “lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng.


    Giả thuyết ngược lại là đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân (xem Bacha
    (1990), Taylor (1994) và Agenor (2000)), do đầu tư công có thể tạo ra “ngoại

    ứng tích cực” cho khu vực tư nhân. Một số ngoại ứng có thể kể đến như i) việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, viễn thông, giáo dục từ đầu tư công tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư và
    ii) nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến cầu về sản phẩm của khu vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Nếu giả thuyết này được kiểm định đúng, không nhất thiết phải giảm đầu tư công, bởi những ngoại ứng tích cực là cần thiết cho khu vực tư nhân, và theo đó là cho tăng trưởng.


    Để kiểm định các giả thuyết này, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước, sử dụng các phương pháp và những bộ số liệu khác nhau. Một số nghiên cứu sử dụng mẫu số liệu tổng hợp (pooled) từ các nước đang phát triển và nhóm một số nước phát triển như Easterly và Rebelo (1993), Odedokun (1997), Ahmed và Miller (2000), Everhart và Sumlinski (2000) khẳng định giả thuyết lấn át đầu tư tư nhân của đầu tư công nói chung. Tuy nhiên, một số khác, cũng sử dụng số liệu tổng hợp các nước đang phát triển lại cho rằng đầu tư công hỗ trợ bổ sung cho đầu tư tư nhân, như Greene và Villanueva (1991), Hadjimichael và Ghura (1995) và Ghura và Goodwin (2000). Các công trình khác nghiên cứu các nước đơn lẻ cũng đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Trong khi nghiên cứu của Mallik (2001) và Ramirez (1998) cho thấy đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân ở Ấn Độ và Mexico; thì kết luận ngược lại được tìm thấy ở Sundarajuan và Thakur (1980) cho Ấn Độ và Hàn Quốc, hay Belloc và Vertova (2004) cho Malawi. Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công, tuy nhiên còn khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định hai giả thuyết cơ bản đã nêu ở trên.


    Trong bối cảnh đó, bài viết này sẽ kiểm định lại giả thuyết liệu đầu tư công lấn át hay thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam, để có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế, từ đó đóng góp những khuyến nghị chính sách tái cơ cấu đầu tư công trong tiến trình xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.


    Bài viết được chia thành 5 mục chính. Tiếp nối phần dẫn nhập là tổng quan vai trò và hiệu quả của đầu tư công trong thập niên qua. Phần 3 sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và những kiểm định số liệu và mô hình. Kết quả ước lượng và phân tích tính đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần 4. Phần 5 sẽ tóm tắt lại nội dung bài nghiên cứu và một số khuyến nghị chính sách.

    2. Tổng quan về đầu tư công tại Việt Nam


    Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư/GDP (1986-2010)


    Giai đoạn Tăng trưởng GDP (%) Vốn đầu tư/GDP
    1986-1990 4,85 12,6
    1991-1995 8,21 28,2
    1996-2000 7,00 33,3
    2001-2005 7,49 39,1
    2006-2010 6,90 42,7


    Nguồn: GSO


    Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41.9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á1.


    Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và vốn đầu tư của các thành phần





    Nguồn: GSO


    Qua các năm, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các khu vực đều thường cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng GDP (xem Hình 1). Trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (tăng 2,5 lần). Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,8% năm 2001 xuống còn 38,1% năm 2010 (xem Hình 2), theo đó, việc giảm sút này không phải do nhà nước hạn chế bớt đầu tư công, mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn.
















    1 Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam chỉ thấp hơn so với Trung Quốc (44,2%), nhưng cao hơn nhiều so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Indonesia (24,9%), Malaysia (21,9%) và Philippines (15,3%). Qua các năm, tỷ trọng này đều có xu hướng giảm ở hầu hết các nước, trong khi ở Việt Nam lại tăng mạnh và luôn duy trì ở mức cao.

    Hình 2. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội





    Nguồn: GSO


    Mặc dù đầu tư công trong thập niên qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, song đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét mối tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR). Bảng 3 cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoan 2000-2007 là tương đối thấp. Trong khi đó, ICOR ở các nước trong giai đoạn phát triển tương đương với Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều (Đài Loan: 2,7 (1981-1990), Hàn Quốc: 3,2 (1981-1990), Nhật Bản: 3,2 (1961-1970), Trung Quốc: 4,1 (1991- 2003) (Vũ Tuấn Anh (2010)).


    Bảng 3. Hệ số ICOR thời kỳ 2000-2007


    Hệ số ICOR
    Toàn nền kinh tế 5,2
    Khu vực nhà nước 7,8
    Khu vực ngoài nhà nước 3,2
    Khu vực có vốn FDI 5,2


    Nguồn: Bùi Trinh (2009)


    Vốn đầu tư của nền kinh tế có hiệu quả kém, chủ yếu là do đầu tư công - hệ số ICOR cho khu vực nhà nước là 7,8 cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2 (xem Bảng 3). Hiệu quả đầu tư công thấp là hệ quả của hàng loạt các yếu tố, như đầu tư thiếu quy hoạch, dàn trải và phân tán ; vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án nên các dự án thường thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư, gây lãng phí, tạo kẽ hở cho tình trạng tham ô, tham nhũng, tham ô; quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa bảo đảm chất lượng công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư .


    Trong khi đó, cơ cấu đầu tư công trong các ngành chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2009, đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 73% vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn

    hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009, trong đó đầu tư cho khoa học, giáo dục và đào tạo giảm tỷ trọng từ 8,5% năm 2000 xuống còn 5,1% năm 2009; y tế và cứu trợ xã hội từ 2,4% những năm 2000-2003 lên 3,2-3,9% những năm 2004-2008 và giảm còn 2,8% năm 2009; đầu tư cho lĩnh vực quản lý nhà nước những năm gần đây chiếm khoảng 8%. (Vũ Tuấn Anh (2010)).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...