Luận Văn Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 13/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

    Việt Nam nằm ở vĩ độ từ 8027’ Bắc đến 23027’ Bắc, trên kinh độ từ 10208’ Đông đến 109o27’ Đông. Với diện tích tự nhiên là 330.991km2, vùng biển rộng lớn trên 1 triệu km2, với các đảo và quần đảo, vùng trời thuộc lãnh thổ nước ta. Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông giáp biển Đông, với đường biển dài 3260km, đường biên giới trên bộ dài 450km.
    Tính đến hết năm 2006, dân số của Việt Nam đạt 84.155.800 người. Dân cư đô thị chiếm 27,2% dân số, dân cư nông thôn chiếm 72,8% dân số. Tỷ lệ giới tính được duy trì ổn định: Nam khoảng 49,1%, nữ khoảng 50,9%. Dân số Việt Nam là loại dân số trẻ, 27,3% từ 0 đến 14 tuổi, 20,5% từ 14 đến dưới 18 tuổi, 45,2% từ 18 đến dưới 65 tuổi, chỉ khoảng 7,0% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên [12].
    Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy chính lực lượng trẻ là thiếu niên đã có công lao to lớn góp phần làm nên những chiến công vẻ vang cho non sông Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không đấy là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
    Ngày nay, bên cạnh những thiếu niên chăm ngoan học giỏi thì vẫn còn một bộ phận thiếu niên hư hỏng, suy thoái về đạo đức, sống theo lối sống thực dụng, vi phạm pháp luật và phạm tội. Họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân, gây mối lo lắng và nhức nhối đối với từng gia đình và đối với toàn xã hội. Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, đe doạ sự tồn vong hưng thịnh của quốc gia, của dân tộc vì không ai khác, họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình trạng ấy đang gây nên mối quan ngại cho toàn xã hội.
    Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội tương lai thì điều không thể khác là phải kịp thời có các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống cộng đồng.
    Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với phương châm: “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Thế hệ trẻ chính là thế hệ tương lai của đất nước, là chủ nhân của xã hội mai sau. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) thực hiện là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sự nghiệp của tất cả các cấp, các ngành các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và của mọi gia đình.
    Vì thế hệ tương lai của đất nước nhằm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Cụ thể hoá di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp thích hợp. Và riêng đối với thế hệ trẻ, với NCTN là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì lẽ đó mà nhiệm vụ “Đấu tranh phòng chống tội phạm lứa tuổi chưa thành niên” được xác định là một đề án của chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt từ năm 1998 [20].
    Nhưng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trước xu hướng hội nhập và mở cửa, toàn cầu hoá, song song với những cơ hội, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhiều những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm (THTP). Việc đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện hiện nay không chỉ là vấn đề của Quốc gia mà đã trở thành vấn đề được hầu hết các Quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt.
    Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động đấu tranh phòng chống THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam.
    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
    Phạm vi nghiên cứu đề tài: chỉ tập trung vào nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007, những nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm và những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm của NCTN đang được thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các biện pháp phòng ngừa trên phạm vi cả nước.
    3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
    Cơ sở phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh niên; về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống THTP do NCTN thực hiện nói riêng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp mô tả, giải thích, toán học .
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu: Đề ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000- 2007, góp phần thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống THTP trên toàn quốc.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện. Nhân thân của người phạm tội CTN;
    Nguyên nhân, điều kiện của THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007;
    Dự báo THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam ;
    Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam .
    5. Kết cấu của đề tài
    Kết cấu của khoá luận gồm: Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
    Nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007.
    Chương II: Nguyên nhân của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007.
    Chương III: Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
    3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    5. Kết cấu của đề tài
    CHƯƠNG I
    TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 - 2007
    1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
    2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
    3. Đặc điểm của nhân thân người phạm tội chưa thành niên
    CHƯƠNG II
    NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000-2007
    1. Nguyên nhân trong gia đình
    2. Nguyên nhân trong nhà trường
    3. Nguyên nhân trong xã hội
    3.1. Nguyên nhân về kinh tế – xã hội
    3.2. Nguyên nhân liên quan đến sự ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, các yếu tố tiêu cực ở cộng đồng dân cư nơi người chưa thành niên sinh sống
    3.3. Nguyên nhân liên quan đến những hạn chế trong hoạt động đấu tranh xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
    4. Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam
    CHƯƠNG III
    CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
    1. Các biện pháp nhằm hoàn thiện việc giáo dục trong gia đình
    2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
    3. Các biện pháp của nhà nước và xã hội
    3.1. Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
    3.2. Xây dựng khu dân cư văn hoá, xã hội văn minh, loại trừ các tệ nạn xã hội
    3.3. Nhóm biện pháp tác động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...