Tiến Sĩ Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
    2.1. Phương pháp luận nghiên cứu 3
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 6
    3.2.1. Nghiên cứu tài liệu 6
    3.2.2. Nghiên cứu thực tế 6
    3.3. Phạm vi nghiên cứu 7
    3.4. Đối tượng nghiên cứu 7
    4. Những điểm mới của luận án 8
    4.1. Điểm mới về phương pháp 8
    4.2. Điểm mới về quan điểm tiếp cận 8
    4.3. Điểm mới mang tính tổng thể của luận án 9
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 10
    5.1. Về mặt khoa học 10
    5.2. Về mặt thực tiễn 10
    6. Bố cục của luận án 10
    CHƯƠNG 1 13
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    13
    1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 13
    1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26
    1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 28
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
    CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN Ở NƯỚC TA 32
    TRONG THỜI GIAN QUA
    32
    2.1. Đánh giá về phần ẩn của tình hình tội cướp giật tài sản 32
    2.1.1. Đánh giá về loại tội phạm ẩn của tình hình tội cướp giật tài sản 32
    2.1.2. Đánh giá về một số thông số ẩn của tội cướp giật tài sản 35
    2.2. Phần hiện của tình hình tội cướp giật tài sản 40
    2.2.1. Mức độ và diễn biến của tình hình tội cướp giật tài sản . 41
    2.2.2. Cơ cấu của tình hình tội cướp giật tài sản 49
    2.2.3. Đánh giá tính chất của tình hình tội cướp giật tài sản 77
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

    CHƯƠNG 3
    NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH 84
    TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN 84

    3.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống. 85
    3.1.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình. 86
    3.1.3. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường xã hội với nhà nước là chủ thể quản lý 92
    3.2. Những yếu tố tiêu cực thuộc chủ thể hành vi phạm tội 120
    3.2.1. Những yếu tố thuộc ý thức cá nhân 123
    3.2.2. Những yếu tố thuộc lối sống cá nhân 124
    HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN Ở NƯỚC TA 132
    4.1. Dự báo tình hình tội cướp giật trong những năm tới. 132
    4.1.1. Cơ sở dự báo 132
    4.1.2. Nội dung dự báo 132
    4.2. Các biện pháp phòng ngừa tội cướp giật tài sản. 134
    4.2.1. Các biện pháp loại trừ tội cướp giật tài sản 135
    4.2.2. Các biện pháp ngăn chặn tội cướp giật tài sản 159
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 165
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . .172


    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những tư tưởng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020” là tư tưởng xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội: “Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bng, văn minh; ”[20-tr70,76,99,100].Tuy khái niệm “văn minh” chưa được cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng, song điều chắc chắn không thể đảo ngược là hành vi cướp giật tài sản vốn đã không phù hợp với xã hội dân chủ, công bằng bình thường, càng không thể phù hợp và không thể tồn tại trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng ta, nhân dân ta muốn xây dựng.
    Vì thế, đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa cương lĩnh và chiến lược.
    Mặt khác, thực tế đời sống xã hội ở nước ta những năm qua, dù ở thời kỳ “bao cấp” hay thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đều phải đối mặt với những hành vi phản văn minh như cướp giật tài sản, tuy mức độ ở hai thời kỳ là rất khác nhau.
    Qua một số công trình nghiên cứu tội phạm học cho thấy, trong cơ số hành vi phạm tội hàng năm ở nước ta, tức là trong danh sách những tội danh có đời sống thực tế xét theo từng năm, thì tội cướp giật tài sản hiện hữu ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội ta. Thế nhưng, nếu chỉ xét những tội danh có mức độ phạm tội cao hơn cả, được ấn định từ 4 con số trở lên, thì ở thời kỳ “bao cấp”, tội cướp giật tài sản chưa xuất hiện trong nhóm này. Sang thời kỳ kinh tế thị trường, tính từ năm 1989 trở đi, tội cướp giật tài sản luôn luôn hiện hữu trong nhóm “những tội danh có mức độ phạm tội cao hơn cả” ở Việt Nam. Lấy 3 năm là một giai đoạn để xem xét, thì trong giai đoạn 2001 – 2003, trung bình một năm, tòa án các cấp đã phải xét xử sơ thẩm hình sự 2.646 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản. Các giai đoạn tiếp theo, con số này có biến động như sau:
    - Giai đoạn 2004 – 2006 là 3.485 bị cáo;
    - Giai đoạn 2007 – 2009 là 5.346 bị cáo;
    - Giai đoạn 2010 – 2012 là 4.600 bị cáo.
    Như vậy, nhìn tổng thể, đây là loại tội phạm vừa có mức tăng lớn và luôn luôn chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tình hình tội phạm ở nước ta, trên dưới 4% từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tổng số tội phạm cướp giật tài sản trong 12 năm từ năm 2001-2012 lên tới 49.783 bị cáo. Đây chỉ là những con số đã được phát hiện và được đưa ra xét xử sơ thẩm, nhưng trong thực tế còn có rất nhiều vụ không được phát hiện, vì nhiều l‎‎ý do khác nhau, tức là phần ẩn của tình hình tội cướp giật tài sản luôn luôn hiện hữu.
    Tội cướp giật tài sản không chỉ xâm phạm sở hữu của người khác, mà còn gây ra những tổn thất nhiều mặt cho xã hội. Những phí tổn hữu hình và vô hình của xã hội khó có thể tính được một cách chính xác. Chất lượng cuộc sống giảm, sự đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của người dân sẽ phải thận trọng, cảnh giác, nghĩa là hạn chế hơn. Ngoài những tác hại tức thời, hiện hữu nó còn để lại những hậu quả xã hội sâu sắc về nhiều mặt. Vì thế, ngay trong ý thức lập pháp hình sự ở nước ta, tội cướp giật tài sản không thể là loại tội ít nghiêm trọng, mà chỉ có thể là loại tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    Với mức độ phạm tội trên thực tế như vậy của tội cướp giật tài sản cho phép khẳng định rằng, việc nghiên cứu loại tội phạm này dưới góc độ tội phạm học không chỉ là cấp thiết, mà còn đủ cơ sở thực tế để được tiến hành nghiên cứu.
    Mặt khác, việc thực hiện đề tài luận án đang nói ở đây còn có một động lực mới, đã và đang hiện hữu ở nước ta. Đó là sự phát triển của lý luận tội phạm học Việt Nam những năm qua, đặc biệt khi xu hướng nghiên cứu liên ngành tội phạm học và khoa học về quyền con người được xúc tiến mạnh mẽ. Những kết quả nghiên cứu này đã mở ra nhiều khả năng mới để nhận thức thiết thực hơn, bản chất hơn về những vấn đề cơ bản của tội phạm học mà luận án có thể sử dụng làm cơ sở lý luận.
    Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta hiện nay” là rất cấp thiết để góp phần cùng với các công trình nghiên cứu tương tự khác, tạo thành một chỉnh thể, đồng bộ những hành động cụ thể và thiết thực trong quá trình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đảng ta đề ra vì mục tiêu xây dựng xã hội; Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh .
    2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Phương pháp luận nghiên cứu

    Những năm gần đây ở nước ta, trong các cơ sở đào tạo luật, kể cả Đại học và Sau đại học, loại đề tài “Đấu tranh phòng, chống ” một tội phạm cụ thể nào đó đã được thực hiện không ít. Hơn nữa, trên phạm vi lập pháp, nhiều “Luật phòng, chống cũng đã được ban hành. Vì thế đã xuất hiện yêu cầu làm rõ cơ sở lý luận hay cơ sở lý thuyết về phòng, chống tội phạm. Đây rõ ràng là yêu cầu làm rõ vấn đề phương pháp luận nghiên cứu đề tài loại đã nêu. Về vấn đề này, nghiên cứu sinh thấy cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng như sau:
    Nói “Đấu tranh phòng, chống tội ” là nói theo nhu cầu của thực tế đời sống xã hội. Nhu cầu này có từ khi xuất hiện tội phạm trong xã hội loài người và cho đến nay, loài người đã tạo dựng được một hệ thống các khoa học làm vũ khí lý luận cho cuộc đấu tranh với tình hình tội phạm ( tài liệu nước ngoài nói “ Đấu tranh với tình hình tội phạm”, còn tiếng Việt nói “ Đấu tranh phòng, chống tội phạm” nào đó. Nội dung của hai cách nói là đồng nhất). Hệ thống này bao gồm các khoa học pháp lý hình sự như khoa học luật hình sự; khoa học luật tố tụng hình sự; khoa học điều tra tội phạm; tội phạm học
    Trong lĩnh vực đào tạo Sau đại học ở nước ta, hệ thống các khoa học pháp lý hình sự được thừa nhận và được phân làm hai chuyên ngành với hai mã số khác nhau để tiến hành nghiên cứu các đề tài luận văn và luận án.
    Đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta hiện nay” mà nghiên cứu sinh được phép thực hiện thuộc chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm, theo quy định trước đây và Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm theo quy định mới. Điều đó có nghĩa rằng, phạm vi nghiên cứu hay cơ sở lý thuyết (lý luận) của đề tài phải là tội phạm học. Và đương nhiên phải là Tội phạm học Việt nam, đồng nghĩa với Tội phạm học mác-xit. Nói như vậy để khẳng định rằng, cơ sở lý luận (hay cơ sở lý thuyết) của đề tài này không thể vừa là tội phạm học, vừa là khoa học điều tra tội phạm. Khẳng định cơ sở lý thuyết của đề tài này là tội phạm học. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng, đề tài này loại trừ những thành quả của các khoa học pháp lý hình sự khác, mà ngược lại, nó thu hút tất cả, kể cả những thành quả của các khoa học không thuộc lĩnh vực pháp lý hình sự như Hiến pháp học, Nhân quyền học v.v . Nó thu hút tất cả vì mục đích phòng ngừa tội phạm, chứ không phải vì mục đích phát hiện và điều tra tội phạm như của khoa học điều tra tội phạm, hoặc vì mục đích quy phạm hóa hành vi như của khoa học luật hình sự v.v .
    Tội phạm học Việt nam nói chung và các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này nói riêng có một cơ sở phương pháp luận vững chắc và nhất quán. Đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Riêng đối với đề tài Luận án đang được đề cập ở đây, vấn đề phương pháp luận cũng thật rõ ràng. Đó là sự vận dụng những thành tựu, những tư tưởng của tội phạm học Việt nam vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể do đề tài đặt ra. Nói cách khác, những vấn đề như tình hình tội cướp giật tài sản với cấu tạo phần ẩn – phần hiện của nó; nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản; phòng ngừa tội cướp giật tài sản; mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và hành vi phạm tội v.v . đều phải được làm rõ nhờ khuôn mẫu chung mà tội phạm học Việt nam đã khái quát hóa được trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Ngoài ra còn phải nói thêm rằng, trong những năm vừa qua, thành tựu nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt nam khởi xướng, đã tạo ra một khả năng mới cho phát triển tội phạm học, đặc biệt là kết quả nghiên cứu liên ngành Nhân quyền học với Tội phạm học. Những thành tựu này cũng được Luận án sử dụng làm cơ sở phương pháp luận để giải quyết một số vấn đề thích ứng do đề tài đặt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...