Báo Cáo Đấu thầu và Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây dựng số 1- Tổng công ty Xây

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​ Các doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận dần với các hình thức kinh nghiệm mới với thực tiễn về kỹ thuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu.
    Tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉ tiến hành một vài năm trở lại đây và chưa hoanf chỉnh về nhiều mặt cùng với điều này nhiều doanh nghiệp cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp không cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
    Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên.
    Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp Xây dựng 103 thuộc công ty Xây dựng số 1- Tổng công ty Xây dựng -Hà Nội kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đị sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Đấu thầu và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây dựng số 1- Tổng công ty Xây dựng Hà Nội”. Với mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên. Về mặt kết cầu ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương chính sau
    Chương I: Lý luận chung về đấu thầu
    Chương II: THực trạng hoạt động đấu thầu tại công ty Xây dựng số 1-Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
    Chương III:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty Xây dựng số 1-Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
    Vì trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề này khó có thể tránh được những thiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng gops của thầy cô giáo cũng như các cán bộ của công ty Xây dựng số 1 –Tổng công ty Xây dựng Hà Nội để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
    Qua bài viết này cho phép em gửi lời cảm ơn tới cô Ngô Thị Hương Phó giám đốc xí nghiệp Xây dựng 103 thuộc Tổng công ty Xây dựng số 1-Tổng công ty Xây dựng Hà Nội nơi em thực tập và thầy giáo Đôc Hoàng Toàn khoa khoa học và quản lý- Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.








    Chương I
    Lý luận chung về đấu thầu(1)

    I. BẢN CHẤT ĐẤU THẦU.
    1. Khái niệm, đối tượng và phạm vi của đấu thầu.
    1.1. Khái niệm đấu thầu .

    Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu.
    “Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc các pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm tổ chức đấu thầu.
    “Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thì nhà thầu có thể là cá nhân, nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá và có thể là nhà đầu tư trong trường hợp đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư .
    Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
    1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của đấu thầu.(2)
    Đấu thầu là một hoạt động mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh do đó phạm vi áp dụng của nó rất rộng bao gồm hoạt động tư vấn, các hoạt động thương mại, hoạt động xây dựng công trình Đấu thầu có thể áp dụng cho bất kì một dự án đầu tư nào nếu nó cần chọn ra một đối tác đầu tư thực hiện hiệu quả nhất.

    (1). Giáo trình Hiệu quả và Quản lý Dự án Nhà nước - TS Mai Văn Bưu-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 1998 - trang (226-267).
    (2). Nghị Định 88/1999/NĐ-CP hướng dẫn về quy chế đấu thầu.
    Sau đây là một số dự án bắt buộc phải thực hiện đấu thầu theo Quy chế đấu thầu của Nhà nước:
    a. Đấu thầu thuộc các dự án thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư xây dựng có quy định phải thực hiện quy chế đấu thầu là các dự án có sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
    - Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, các dự án để đầu tư mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
    - Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
    - Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đầu tư được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước được các bên ký kết (các bên tài trợ và bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung trong dự thảo điều ước khác với quy chế này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết.
    - Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần hoá có sự tham gia của các tổ chức kinh tế Nhà nước (các DNNN) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.
    b. Đấu thầu của các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện. Tức là hình thức đấu thầu khi chủ dự án thấy cần thiết phải có thêm các đối tác khác để cùng tham gia đầu tư vào dự án.
    - Đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước chỉ thực hiện khi có từ hai nhà thầu trở lên cùng mong muốn tham gia một dự án.
    - Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này khi có từ hai nhà thầu trở lên cùng mong muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu cần phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư . Thực hiện dự án cần thiết đấu thầu khi có từ hai nhà thầu trở lên bao gồm các dự án liên doanh; các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; các dự án 100% vốn nước ngoài; các dự án BOT, BT và BTO; các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư .
    c. Đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị phương tiện làm việc của cơ quan Nhà nước, đoàn thể, DNNN, đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. Bộ tài chính quy định chi tiết phạm vi mua sắm, trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị mua sắm theo luật ngân sách Nhà nước.
    2. ý nghĩa của đấu thầu.
    2.1. Nhìn từ phía chủ đầu tư .

    Trong chu trình của mỗi dự án đầu tư phát triển dù của Nhà nước hay tư nhân, chủ đầu tư cần phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau từ việc phân tích, thẩm định, lựa chọn công nghệ đến việc xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị v.v Để thực hiện công việc này chủ đầu tư có thể tự làm hoặc có thể thông qua các tổ chức hoặc cá nhân khác có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân được chuyên môn hoá thực hiện.
    Trong nền kinh tế thị trường thì việc tự thực hiện là rất ít, nó chỉ diễn ra ở một số tổ chức, dự án có tính chuyên môn cao hay bí mật còn hầu hết các dự án đều được thực hiện thông qua các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện. Vấn đề quan trọng là việc lựa chọn được tổ chức, các nhân nào là người thực hiện dự án đó một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư .
    Thực tế cho thấy chỉ có đấu thầu là hình thức phù hợp nhất. Nó giúp các nhà đầu tư tìm ra và lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện yêu cầu của họ một cách tối ưu nhất theo những mục tiêu đặt ra. Đấu thầu thực sự là phương thức hữu hiệu giúp cho chủ đầu tư tìm được đối tác tin cậy và qua đó đồng vốn họ bỏ ra có hiệu quả hơn, chất lượng các công trình được bảo đảm
    2.2. Nhìn từ phía nhà thầu.
    a. Đấu thầu đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức.

    Đấu thầu là một hình thức bán hàng đặc biệt của các nhà thầu, kết quả của hoạt động đấu thầu có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nếu thắng thầu đồng nghĩa với nhận được đơn đặt hàng để từ đó công nhân viên sẽ có việc làm, tổ chức có doanh thu và lợi nhuận để phát triển. Ngược lại nếu không thắng thầu thì sẽ không có sự sản xuất và tiêu thụ, không có lợi nhuận và hàng loạt các yếu tố tiêu cực khác xảy ra trong bản thân tổ chức ngay trong tương lai gần.
    b. Đấu thầu tạo sự bình đẳng cạnh tranh cho các nhà thầu.
    Đấu thầu là một trong những hình thức cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường. Tại đây mỗi nhà thầu đều có khả năng thắng thầu nếu đáp ứng được các đòi hỏi về kỹ thuật, chi phí , tiến độ để thực hiện gói thầu của bên mời thầu. Để có thể thắng thầu trong một cuộc đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phải nỗ lực trên nhiều phương diện như nâng cao năng lực thiết bị công nghệ, năng lực nhân sự, năng lực tài chính hay còn gọi là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
    3. Các loại đấu thầu.
    Để phân loại đấu thầu chúng ta có thể xét trên nhiều tiêu chí khác nhau như theo quy mô dự án, loại hình dự án, trình tự thực hiện và tính chất công việc ở đây ta tiến hành phân loại theo tính chất công việc được thực hiện trong chu trình dự án đầu tư .
    3.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
    a. Khái niệm.

    Là một trong những loại hình đấu thầu chuẩn bị và thực hiện đầu tư nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc tư vấn.
    b. Nội dung.
     
Đang tải...