Báo Cáo Đầu mối đối thoại chính sách cấp tỉnh - một công cụ hỗ trợ thực hiện CPRGS

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Bối cảnh

    1. Sáng kiến thành lập thí điểm một số Đầu mối đối thoại chính sách cấp tỉnh do Văn
    phòng ISG khởi xướng từ đầu năm 2003. Kế hoạch công tác ISG 2004 – 2006 mô tả
    hệ thống đầu mối đối thoại chính sách như một nỗ lực đổi mới có tính chiến lược
    trong việc “điều phối theo chiều dọc” trong ngành nông nghiệp và PTNT. Trong
    vòng 1 năm qua, Văn phòng ISG đã tham vấn với một số tỉnh, các Bộ có liên quan,
    nhiều nhà tài trợ và tổ chức quốc tế, một số dự án có tài trợ nước ngoài đang thực
    hiện tại địa phương để khảo sát về quan điểm, mức độ quan tâm và khả năng cam
    kết tham gia hệ thống đầu mối đối thoại chính sách. Trung tâm Nghiên cứu Phát
    triển quốc tế Canada (CECI) đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng ISG để xây dựng
    một kế hoạch làm việc với một số tỉnh được lựa chọn. Cho đến nay, đã có 5 tỉnh
    (Thái Nguyên, Thanh Hoá, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang) chính thức tham gia hệ
    thống và cử các thành viên đại diện để liên lạc cho đầu mối.
    2. Điểm nổi bật là Bộ và các địa phương đã nhất trí lựa chọn hỗ trợ thực hiện Chiến
    lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) trong nông
    nghiệp và PTNT làm chủ đề đối thoại đầu tiên cho các Đầu mối đối thoại cấp
    tỉnh. Việc thưc hiện CPRGS trong NN-PTNT được Bộ NN&PTNT giới thiệu lần
    đầu trong một báo cáo trình bày tại Hội nghị CG giữa kỳ 2004 tại Vinh và được
    cộng đồng tài trợ quốc tế hết sức ủng hộ. Việc triển khai CPRGS về các địa phương
    sẽ được hỗ trợ từ các hoạt động của ISG, TAG 3 - Nhóm công tác chuyên đề hỗ trợ
    thực hiện CPRGS trong nông nghiệp và PTNT, các đối tác trong ngành như FSSP và
    NDM, cũng như các dự án đang và sẽ tiến hành tại các địa phương.
    3. Việc triển khai thực hiện CPRGS và đầu mối đối thoại cấp tỉnh được tiến hành trong
    bối cảnh đổi mới công tác kế hoạch hóa. Lồng ghép XĐGN và lập kế hoạch dựa
    vào kết quả là cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với công tác kế hoạch ở Việt Nam.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn (Số 2215 BKH/TH ngày 14/4/2004 về việc
    hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch KT-XH ở địa phương có tính đến yếu tố
    tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo) giới thiệu cách làm kế hoạch kiểu mới để hướng
    dẫn các Sở KHĐT các tỉnh chuẩn bị xây dựng kế hoạch 2005 và kế hoạch 5 năm
    2006 – 2010.
    4. Để thí điểm kết nối những nỗ lực từ nhiều hướng nêu trên, hai cuộc hội thảo tập
    huấn “Lập kế hoạch theo CPRGS và cách tiếp cận dựa vào kết quả” đã được tổ
    chức, một tại Sóc Trăng (10 – 11/8/2004) cho 29 đại biểu của An Giang, Sóc Trăng,
    Trà Vinh, và một tại Thanh Hoá (24 – 25/8/2004) cho 19 đại biểu của Thái Nguyên
    và Thanh Hoá. Đây là nội dung sinh hoạt đầu tiên trong khuôn khổ hoạt động của hệ
    thống đầu mối đối thoại chính sách cấp tỉnh, và Bộ NN&PTNT là Bộ chuyên ngành
    đầu tiên chủ động tiến hành loạt hoạt động có tính chất tổng hợp như vậy. Tất nhiên,
    hội thảo không phải là hình thức hoạt động duy nhất của hệ thống này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...