Luận Văn Dấu ấn việt nam trong tiến trình phát triển asean những đóng góp và những bài học cho hội nhập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài báo phân tích những ảnh hưởng khách quan của cuộc kháng chiến ở
    Việt Nam đối với sự hình thành tổ chức ASEAN và nêu lên một cách nhìn khác về sự đóng góp
    của Việt Nam vào sự thành lập và phát triển của ASEAN. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho
    sự hội nhập hôm nay của Việt Nam vào ASEAN.
    Trong 10 năm qua, một Việt Nam hội
    nhập mạnh mẽ vào ASEAN, một Việt Nam
    có nhiều đóng góp quan trọng tạo nên sự
    trỗi dậy của một ASEAN mới trong bối
    cảnh thế giới phức tạp đầy biến động đã
    được thừa nhận và khẳng định. Tuy nhiên
    trước khi đạt được những thành tựu ấy,
    Việt Nam đã phải đi qua nhiều thập kỷ
    thăng trầm, sóng gió trong quan hệ với
    ASEAN. Trong suốt những thập kỷ ấy,
    mặc dù chưa phải là một thành viên của
    hiệp hội, nhưng Việt Nam vẫn có những
    tác động mạnh mẽ tới lịch sử phát triển của
    ASEAN.
    Sẽ không thể hiểu được một cách sâu
    sắc Việt Nam trong ASEAN hôm nay và
    tương lai nếu không hiểu rõ Việt Nam với
    ASEAN hôm qua. Trên quan điểm đó,
    chúng tôi cho rằng việc phân tích những
    dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình phát
    triển ASEAN không chỉ là việc ôn lại lịch
    sử mà còn để soi sáng nhận thức và rút ra
    những bài học quý cho tiến trình hội nhập
    của chúng ta trong hiện tại và tương lai.
    1- Trước đại chiến thế giới lần thứ II,
    sự xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ
    nghĩa thực dân cũ đã nhấn chìm các quốc
    gia Đông Nam Á vào họa mất nước nô lệ
    và do vậy, ngọn cờ khởi nghĩa chống thực
    dân bùng cháy khắp Đông Nam Á từ lục
    địa đến hải đảo. Khát vọng được tự do độc
    lập, thoát khỏi ách thống trị thực dân là
    khát vọng cháy bỏng chung của các dân
    tộc ở Đông Nam Á. Xét trên bình diện khu
    vực cho đến khi Đại chiến thế giới lần thứ
    II kết thúc, nét lớn nhất của Đông Nam Á
    là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
    được triển khai nhanh nhất, mạnh nhất so
    với các khu vực khác trên thế giới.
    Từ những ngày đầu ấy, những người
    Cộng sản Việt Nam là lực lượng đầu tiên
    coi Cămpuchia, Lào và các dân tộc thiểu
    số khác sinh sống trên bán đảo Đông
    dương là lực lượng đồng minh của mình.
    Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007
    Trang 16
    Sau đó với Cách mạng tháng 8-1945
    và sự ra đời của một nhà nước Dân chủ
    cộng hoà, Việt Nam đã trở thành ngọn cờ
    đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở
    Đông Nam Á. Việt Nam đã tiên phong
    trong ý tưởng hợp tác các nước Đông Nam
    Á chống lại chủ nghĩa thực dân. Tháng 9-
    1947 “Liên minh Đông Nam Á” do chủ
    tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đã được
    thành lập. Đây là một liên minh hợp tác
    giữa người Thái Lan (trong phong trào
    Thái Lan tự do), người Lào (đang kháng
    chiến chống Pháp) và những người Cộng
    sản Việt Nam đang hoạt động trên đất Thái
    với tư cách là đại diện của nhà nước Việt
    Nam dân chủ cộng hoà. “Liên minh Đông
    Nam Á” đã xây dựng được mạng lưới các
    cơ sở hoạt động ở Thái Lan, Đông dương
    và Malaixia. Mặc dù liên minh này tồn tại
    không lâu, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa
    quan trọng khi chứng tỏ rằng nguyện vọng
    liên kết sức mạnh để chống thực dân là
    nguyện vọng có thực, thiết tha tiềm ẩn của
    các dân tộc trong khu vực và Việt Nam đã
    tỏ rõ được vị trí, vai trò tiên phong của
    mình trong xu thế liên kết đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...