Thạc Sĩ Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập Tam Bộ của Mạc Ngôn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi hoaanhdao.hd, 4/12/14.

  1. hoaanhdao.hd

    hoaanhdao.hd New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 3
    1. Lý do chọn đề tài 3
    2. Lịch sử vấn đề 5
    3. Mục đích nghiên cứu 11
    4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 11
    5. Đóng góp của luận văn 12
    6. Cấu trúc của luận văn 13
    NỘI DUNG 14
    Chương 1: Cở sở lý luận thiết lập dấu ấn hậu hiện đại
    trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 14
    1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại với văn học thế giới 14
    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại 14
    1.1.2. Thuật ngữ hậu hiện đại 15
    1.1.3. Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại . .18
    1.1.4. Những thủ pháp cơ bản của văn chương hậu hiện đại .25
    1.2. Những dấu ấn cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại
    trong văn học Trung Quốc đương đại 30
    Chương 2: Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện qua hình tượng nghịch dị - mã kép trong tiểu thuyết Thập tam bộ 39
    2.1. Giới thuyết về hình tượng nghịch dị - mã kép 39
    2.1.1. Hình tượng nghịch dị 39
    2.1.2. Vấn đề mã kép 42
    2.2. Hình tượng nghịch dị - mã kép trong tiểu thuyết Thập tam bộ 45
    2.2.1. Kiểu mã kép hoán đổi mặt nạ qua cặp hình tượng
    Phương Phú Quý - Trương Xích Cầu 45
    2.2.2. Kiểu mã kép phục chế qua cặp hình tượng
    Lí Ngọc Thiền - Đồ Tiểu Anh 59
    2.2.3. Kiểu đa mã kép người - vật qua hình tượng nghịch dị
    người kể chuyện không xác định .66
    Chương 3: Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện qua ngôn ngữ cuồng hoan
    và vấn đề liên văn bản tiểu thuyết Thập tam bộ 77
    3.1. Ngôn ngữ cuồng hoan: Phương phức giải thoát thực tại 77
    3.1.1. Cuồng hoan – một trong những phương thức
    thực hiện tự do 78
    3.1.2. Mạc Ngôn qua ngôn ngữ cuồng hoan giải phóng thể xác
    và giác quan 81
    3.1.3. Giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ cuồng hoan .88
    3.2. Vấn đề liên văn bản 94
    3.2.1. Liên văn bản trong nhan đề và đề từ 99
    3.2.2. Liên văn bản trong sự giao thoa với các thể loại 106
    KẾT LUẬN 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, chịu sự chi phối, biến đổi của cơ sở hạ tầng, dòng chảy văn học cũng không ngừng vận động vừa độc lập vừa phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị trong sự khu biệt của từng lãnh thổ, quốc gia. Dựa vào bối cảnh của từng thời kì, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được dòng chảy văn học bao gồm: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại Và hậu hiện đại ngày nay chính là sự tự phủ định biện chứng của dòng phát triển ấy. Cũng có thể khẳng định quy luật của sự phát triển là những cái ngày hôm qua là mới thì đến hôm nay sẽ không còn mới nữa. Cách đây không lâu, con người coi chủ nghĩa hậu hiện đại là một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, xa lạ. Nhưng đến ngày hôm nay, nó đã thẩm thấu và trở thành nếp cảm, nếp nghĩ trong tâm thức con người hiện đại. Con người đã đón nhận nó như một thành tựu của sự phát triển tư tưởng – văn hóa nhân loại. Với tư cách là trào lưu tư tưởng văn hóa, hậu hiện đại vừa là sự phát triển vừa là sự phản biện lại chủ nghĩa hiện đại để xác lập một hệ chuẩn tư duy mới.
    1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại (后现代主义) là trào lưu văn hóa đã xác lập một hệ chuẩn tư duy mới trên nhiều lĩnh vực như triết học, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, chính trị, xã hội . Được gieo mầm sản sinh và phát triển trên mảnh đất Âu Mỹ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã chứng tỏ tính ưu việt của mình khi ở các nước phương Tây, cũng như khi xâm nhập vào các nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sự phát triển phổ biến mạnh mẽ của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sinh hoạt trí thức và đời sống xã hội tạo thành trạng thái tư duy thường trực và mốt sống của xã hội đương đại. Nó là tài sản chung trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới. Sự ảnh hưởng, tiếp biến trong nếp tư duy của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi con người lẽ đương nhiên là sẽ có một độ vênh tương đối.
    1.3. Trung Quốc là cái nôi văn hóa tư tưởng của phương Đông huyền bí. Hiện nay, thế giới còn biết đến Trung Quốc với sự phát triển kinh tế như vũ bão, tốc độ chóng mặt đã làm cho thế giới phải kinh ngạc sau cách mạng văn hóa. Sự thẩm thấu nền văn hóa ngoại biên của khu vực và phương Tây đã tạo nên đời sống văn chương vô cùng phong phú cho các nhà văn thời văn hóa công nghệ Trung Quốc. Bởi vậy, cách tiếp cận của các nhà văn đương đại Trung Quốc theo hướng hậu hiện đại thiết nghĩ cũng là việc nên làm, đáng làm, cần làm trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.
    Mạc Ngôn là một hiện tượng lạ trên văn đàn Trung Quốc, là nhà văn xuất sắc với tâm hồn không lúc nào bình lặng, luôn vật lộn gay gắt, chiến đấu cho những ý tưởng trong lành của con người. Trong cuộc “bút chiến” với khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng cái tôi của mình thoát khỏi cảnh tù túng, gò ép của tư tưởng đạo đức, những luân thường đạo lý cứ đeo đuổi bám riết lấy con người từng giây, từng phút, từng ngày, từng giờ buộc con người phải thực hiện trách nhiệm, bổn phận Mạc Ngôn tự tạo ra cho mình thứ vũ khí lợi hại, đó là lòng phẫn nộ với những gì xấu xa, đó là sự hài hước châm biếm sâu cay, là ngôn ngữ cuồng hoan chính xác và nhọn sắc, là trí tưởng tượng phong phú luôn toát ra từ trang viết của ông .Với mục đích trở thành “người báo tin duy nhất”[46, tr.267]. Trên văn đàn hiện nay, Mạc Ngôn không chỉ là một hiện tượng độc đáo ở Trung Quốc, mà còn ở rất nhiều nước bởi tác phẩm nào của ông cũng chứa đựng một cái gì đó rất mới, rất Mạc Ngôn, mới ngay trong sự so sánh với chính ông. Mạc Ngôn không bao giờ tự lặp lại mình. Trong mỗi trang văn của Mạc Ngôn, người ta tìm thấy những trạng phức tâm hồn đại chúng muốn phá bỏ mọi khuôn phép, lề lối, quy chuẩn đạo đức xã hội để đạt trạng thái hoàn toàn tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn.
    Tiếp cận Mạc Ngôn từ ánh sáng của lí thuyết hậu hiện đại, chúng tôi chọn tiểu thuyết Thập tam bộ (十三步) xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí “Văn học bốn mùa” vào mùa thu 1988, được dịch sang tiếng Việt năm 2007 để khảo sát.
    1.4. Trong số 11 cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn tính đến hiện nay, thì Thập Tam bộ là một cuốn tiểu thuyết để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với chúng tôi. Hơn nữa, qua tác phẩm, một phần đời sống đầy bi kịch của tầng lớp trí thức nói chung và nhà giáo nói riêng được nói tới qua nhân vật không xác định, cốt truyện không xác định, ngôn ngữ không xác định, không- thời gian không xác định .Bởi tất cả là hư vô, là những ẩn ức bị xáo trộn như chính sự phức hợp của đời sống phản ánh vào tư duy. Tác phẩm là sự mơ hồ, đầy những hoài nghi bởi sau cùng ta không thể nhận ra ai là nhân vật ngồi trong chuồng sắt kể về câu chuyện đời chua chát của những thầy giáo vật lý? Và rút cuộc thì người kể chuyện không xác định “是人还是兽?是人为什么在笼子里?是兽为什么说人话?粉笔粉笔粉笔,你使我们对粉笔十分迷恋,好像眷恋神圣的事业.”[121, tr.3] “là người hay là súc vật? Là người tại sao lại ở trong chuồng sắt? Là vật sao lại biết nói tiếng người? Phấn phấn phấn, chúng tôi bị lôi cuốn bởi chính những viên phấn của anh, (những viên phấn có sức lôi cuốn mạnh) như sự quyến rũ về một sự nghiệp thần thánh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...