Luận Văn Dấu ấn của họ Mạc ở Hà Tiên trong dòng lịch sử việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XVII đến nửa sau thế k

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Dẫn nhập
    I. Hà Tiên trong bối cảnh khu vực phía nam bán đảo đông dương cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
    1. Mấy nét về vị trí địa lý.
    2. Hà Tiên trong các mối liên hệ.

    II. Họ Mạc hướng về đàng trong.
    1. Con đường Mạc Cửu đến Hà Tiên.
    2. Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn.

    III. Họ Mạc mở mang xứ hà Tiên.
    1. Kinh tế.
    2. Văn hóa.

    * Kết luận.
    * Tài liệu tham khảo.
    * Phụ lục.






    Dẫn Nhập
    Trong tiến trình lịch sử mấy ngàn năm của người Việt, nhiều dòng họ đã có những đóng góp to lớn đối với Quốc gia-Dân tộc mà tên tuổi còn lưu lại nơi sử sách. Họ Mạc ở Hà Tiên chính là một cự tộc như vậy.
    Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nhiều nước Đông Nam á đã đón nhận một làn sóng di cư ồ ạt của người Hán, họ Mạc cũng nằm trong số đó. Như một sự tình cờ của lịch sử, Mạc Cửu cùng những người thân tín đã xiêu dạt đến đất Hà Tiên (theo cái nghĩa sơ khởi là vùng đất bao gồm cả vùng ngoại vi của Hà Tiên bây giờ). Thời điểm này trên khu vực phía Nam của bán đảo Đông Dương đang có nhiều biến động: Các chúa Nguyễn đứng đầu xứ Đàng Trong đang cùng người Việt mở rộng cương thổ về phương Nam; Chân Lạp-chủ nhân của nền văn minh ăngkor huy hoàng (thế kỷ IX đến thể kỷ XII) đang trên đà suy yếu; trong khi đó phong kiến Xiêm trưởng thành nhanh chóng, cũng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình xuống Chân Lạp và một phần đất đồng bằng hạ lưu sông Mêkông. Chính ở bối cảnh đầy nhạy cảm như vậy, Mạc Cửu đã chiêu tập lưu dân, khai phá vùng đất rộng lớn đặt tên là Hà Tiên; rồi dâng thành quả to lớn ấy cho chúa Nguyễn. Kể từ đó đất Hà Tiên trở thành đất tận cùng biên giới Tây Nam của Đàng Trong. Mặc dù là đất biên khổn, nhưng dưới sự cai quản của các thế hệ họ Mạc, Hà Tiên đã trải qua một thời gian dài trong sự trù mật về kinh tế, phồn thịnh về văn hóa, xứng đáng là phên dậu của chính quyền Thuận Hóa. Vậy nên lịch sử Hà Tiên gắn liền cùng công lao họ Mạc. Bởi thế, trong tâm trạng xúc động, GS. Trần Văn Giàu từng nhắc nhở hậu thế chúng ta: “Đừng quên rằng, thuở ấy, Hà Tiên có họ Mạc”2.
    Trong một vài thập niên trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đi vào tìm hiểu đất Hà Tiên trong mối liên hệ khăng khít với họ Mạc. ở trong nước, như: Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Trần Thiêm Trung, Vũ Văn Kính, Trương Minh Đạt, Nguyễn Khắc Thuần; ở ngoài nước: Cheng Chinh Ho (Trần Kinh Hòa), E. Gaspardone . Nhiều góc khuất lịch sử nhờ vậy đã được đưa ra ánh sáng.


    Nhằm góp thêm một tiếng nói cho vấn đề này chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Dấu ấn của họ Mạc ở Hà Tiên trong dòng lịch sử việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XVII đến nửa sau thế kỷ XVIII”.
    Mong muốn của chúng tôi là làm sáng tỏ phần nào thời kỳ Hà Tiên được Việt hóa; và từ nhận thức về Hà Tiên, có thể tỏa rộng ra cả đồng bằng Nam Bộ.
    Đề tài được giới hạn khảo sát trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVII đến nửa sau thế kỷ XVIII - là lúc họ Mạc tổ chức khai khẩn Hà Tiên cho đến khi dòng họ này cùng quê hương Hà Tiên bước vào những năm tao loạn do chiến tranh giữa phong trào Tây Sơn với chúa Nguyễn Đàng Trong.
    Để làm rõ nội dung đề tài, trên cơ sở thừa hưởng thành quả của người đi trước, chúng tôi đã tham khảo một số thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc và các tài liệu nước ngoài; kết hợp với phương pháp tư duy lịch sử, so sánh, logíc và so sánh khu vực.
    TS. Vũ Văn Quân- thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và nhiều thầy cô, bè bạn đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài. Nhân đây, chúng tôi xin tỏ lòng cảm ơn! Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc hẳn đề tài còn nhiều chỗ non nớt. Rất mong được các thầy cô và bạn bè tiếp tục góp ý để chúng tôi có thể phát triển đề tài theo hướng hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...