Đồ Án Đất Loess và ý nghĩa đối với địa chất công trình

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở Việt Nam có nhiều địa phương đất trên mặt là lớp phủ Loess. Trên những vùng này thường mật độ dân số rất cao và cũng là vùng phát triển nông nghiệp rất mạnh, nhu cầu nước cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng rất lớn và nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà máy sản xuất công nghiệp, hệ thống mương máng thủy lợi và cầu đường cũng rất nhiều. Những tính chất cơ lí đất Loess đã được khảo sát cho thấy rằng chúng có những đặc điểm riêng, không thuận lợi cho các công trình xây dựng. Những tính chất bất lợi đó đã không được các nhà quản lí và xây dựng chú ý quan tâm xử lí nền móng công trình khi thiết kế và xây dựng để các công trình đem lại hiệu quả kinh tế, tránh được những rủi ro, đưa công trình xây dựng bảo đảm chất lượng và an toàn cao hơn.
    Bề mặt đất Loess có độ hút nước cao, khi đất ở trạng thái khô thì rất chặt, nhưng chúng thường hay bị trượt ngang và chịu tải kém, hay bị sụt lún khi bão hòa nước trở thành lớp đất yếu làm phá vỡ nền móng của công trình xây dựng, do đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giảm bớt những rủi ro phá hủy các công trình xây dựng, nâng cao tuổi thọ khi các công trình xây dựng trên lớp phủ Loess, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt của các công trình khi thiết kế xây dựng sao cho thoát ra xa ngoài nền móng.Hiện nay những hiểu biết tính chất cơ lí của những vùng phủ Loess của nhiều nhà xây dựng chưa nhiều, khi xây dựng móng công trình trên đất Loess xử lí chưa thật đúng với bản chất của đất Loess, do đó còn nhiều công trình xây dựng như đập đất đắp của các hồ chứa nước, nhà ở, khách sạn, cầu cống và đường sá trên những vùng đất có lớp phủ Loess, đã xử lí nền móng chưa thật đúng. Nhiều công trình xây dựng chưa được bao lâu đã bị phá hủy hư hỏng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và không an toàn khi sử dụng. Một số ví dụ điển hình các công trình khi xây dựng không lâu trên đất phủ Loess đã bị hư hỏng và những kinh nghiệm xử lí thành công những sự cố nhẳm giới thiệu, rút kinh nghiệm đối với các nhà xây dựng.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU

    Chương 1: ĐẤT LOESS TRÊN THẾ GIỚI

    Tổng quan
    Sự phân bố, điều kiện thế nằm và cấu trúc của đất Loess
    Đặc điểm thạch học
    Tính chất cơ lí

    Chương 2: TỒNG QUAN VỀ ĐẤT LOESS Ở VIỆT NAM

    2.1 Tầng Loess ở Việt Nam
    2.2 Tài liệu thực tế về thành tạo lớp phủ đồng bằng Nam Bộ
    2.2.1 Mặt cắt địa chất lớp phủ ở đồng bằng miền Đông Nam Bộ
    2.2.1.1 Các tuyến địa chất khoan nông
    2.2.1.2 Những vết lộ tiêu biểu của lớp phủ trên đồng bằng Đông Nam Bộ
    2.2.1.3 Những mặt cắt trên khu vực TP Hồ Chí Minh
    2.2.2 Mặt cắt địa chất của lớp phủ trên các đảo
    2.2.3 Mặt cắt địa chất “đất xám” trên vùng đồng bằng trung tâm
    2.2.4 Kết quả phân tích các loại mẫu của các lớp phủ
    2.3 Nguồn gốc, vị trí địa tầng và cổ địa lí thành tạo Loess ở Việt Nam và Đông Nam Á
    2.3.1 Nguồn gốc các lớp phủ
    2.3.1.1 Lớp phủ không phải trầm tích sông, lũ, hồ và biển trong môi trường nước
    2.3.1.3 Lớp phủ là đất Loess nguồn gốc gió trên vùng nhiệt đới
    2.4 Những đặc điểm thạch học và địa hóa của trầm tích Loess trên vùng nhiệt đới ẩm
    2.4.1 Phân tích cấp độ hạt
    2.4.2 Phân tích thạch học và khoáng vật
    2.4.3 Phân tích hóa học

    Chương 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA ĐẤT LOESS VÙNG NHIỆT ĐỚI ẦM Ở VIỆT NAM
    3.1 Ý nghĩa và giá trị đối với nghiên cứu địa chất
    3.2 Ý nghĩa và giá trị đối với nông nghiệp và lâm nghiệp
    3.3 Ý nghĩa và giá trị đối với thủy lợi và địa chất công trình

    Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN
    4.1 Giữ cho đất Loess khỏi bị tẩm ướt
    4.2 Sử dụng móng cắt sâu qua đất Loess
    4.3 Loại trừ tính lún ướt của đất Loess
    4.4 Biện pháp kết cấu

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...