Luận Văn Đất hương hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đất hương hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

    LỜI NÓI ĐẦU .6


    1. Lý do chọn đề tài .6


    2. Mục đích nghiên cứu .7


    3. Phạm vi nghiên cứu .7


    4. Phương pháp nghiên cứu .8


    5. Bố cục đế tài 8


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT HƯƠNG HỎA .9


    1.1. Khái niệm đất hương hỏa 9


    1.2. Đặc điểm pháp lý của đất hương hỏa .11


    1.3. Ý nghĩa của đất hương hỏa trong đòi sống xã hội .12


    1.4. Quy định về đất hương hỏa trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ . 13


    1.4.1. Đất hương hỏa dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn 13


    1.4.2. Đất hương hỏa dưới thời Pháp thuộc .16


    1.4.3. Đất hương hỏa thời kỳ 1945 đến nay 18


    CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƯƠNG HỎA TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH .23


    2.1. Căn cứ xác lập đất hương hỏa .23


    2.2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về đất hương hỏa .24


    2.3. Chủ sử dụng đất hương hỏa 26


    2.4. Chủ thể quản lý đất hương hỏa .27


    2.4.1. Quy định vế chỉ định người quản lý đất hương hỏa 27


    2.4.2. Quyền của người quản lý đất hương hỏa 29

    2.4.3. Nghĩa vụ của người quản lý đất hương hỏa 32


    2.4.4. Các trường hợp chẩm dứt quyền quản lý đất hương hỏa .34


    2.4.4.1. Người quản lý đất hương hỏa chết .34


    2.4.4.2. Từ chối quản lý đất hương hỏa .35


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƯƠNG HỎA. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƯƠNG HỎA .36


    3.1. Tình hình thực tế về việc để lại, quản lý và sử dụng đất hươngg hỏa theo pháp luật Việt Nam hiện hành .36


    3.2. Những hạn chế - sai phạm trong quản lý và sử dụng đất hương hỏa 43


    3.3. Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất hương hỏa .44


    3.4. Giải pháp khắc phục và kiến nghị 45


    3.4.1. Giải pháp khắc phục .45


    3.4.2. Kiến nghị .46


    KẾT LUẬN .49


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lý do chọn đề tài


    Đất đai là một tài sản vô giá và quan trọng nhất của một quốc gia, về mặt lịch sử, văn hỏa, kinh tế và cả chính trị, là cột mốc khẳng định ranh giới lãnh thổ của nước nhà. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu,1 thay mặt toàn thể công dân quản lý bằng những quy tắc xử sự chung, nhằm bảo tồn gìn giữ và phát huy tốt các tiềm năng của đất.


    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng và trở nên là vấn đề cấp thiết, cần có một cơ chế quản lý hiện đại, thích hợp và sử dụng tiết kiệm hom nguồn nguyên liệu quý giá này. Tuy nhiên, với diện tích đất rộng khắp trên cả nước, với nhiều loại đất được phân chia khác nhau, thì đội ngũ quản lý, các cơ quan chức năng về đất đai hiện nay là chưa cân bằng, chưa đủ để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về khai thác và sử dụng đất. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa tác động đến việc quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay, do đó mà pháp luật đất đai còn nhiều sơ hở, trong một số lĩnh vực, một số khâu, của hoạt động quản lý, sử dụng còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Được coi là nguồn gốc chính làm phát sinh tình trạng các vụ tranh chấp, khiếu nại vế đất đai gia tăng nhanh như hiện nay.


    Đất hương hỏa cũng là một vấn đề nằm trong số còn nhiều bất cập đó, là loại đất được hình thành với sự tự chủ trong việc để lại đất đai để thực hiện việc thờ cúng (đất hương hỏa) của người có di sản trước khi chết. Diện tích đất để lại chủ yếu nhằm phục vụ cho mục đích thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng giải quyết được phần nào những khó khăn về mặt tài chính, việc làm và chỗ ở cho người dân nói chung, mà đặc biệt là người quản lý loại đất này. Qua đó, thể hiện sâu sắc truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Song với những ưu điểm đó, vẫn tồn tại một số điểm yếu, làm tiền đề cho hàng loạt các hành vi sai phạm phát sinh như: tình hình lãng phí đất gia tăng, tình trạng để lại quá nhiều diện tích đất hương hỏa, quản lý và sử dụng không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích, . diễn ra ngày càng nhiều. Có người không có đất để ở, trong khi đó có người để lại quá nhiều đất dùng để khai thác lấy hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên, hơn nữa còn có tình trạng để trống không sử dụng, hoang hóa lãng phí đất. Những ưu điểm của đất hương hỏa là không nhỏ, tuy nhiên nhược điểm cũng khá lớn, ảnh hưởng nhiều đến chính sách đất đai và tình hình phát triển chung của cả nước. Khi đi vào nghiên cứu vấn đề này, sẽ thấy rõ hơn những ưu điểm, cũng như những thiếu sót trong quá ừình quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất hương hỏa nói riêng, của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Từ đó tìm ra hướng giải quyết để cân bằng giữa lợi ích và nhược điểm khi sử dụng đất hương hỏa, dần đi đến loại bỏ những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất hương hỏa, đồng thời phát huy triệt để các mặt tốt mà đất hương hỏa đem lại. Đó là lý do người viết chọn đề tài “Đất hương hỏa - Thực trạng quản lý yà sử dụng” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, người viết hy vọng sẽ góp phần bổ sung cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, và việc áp dụng các quy định đó vào thực tế cuộc sống. Mà cụ thể là đối với đất hương hỏa, một loại đất mang bản chất và ý nghĩa rất đặc biệt, vừa giúp một phần nào tạo thế cân bằng trong xã hội về chỗ ở và việc làm, vừa thể hiện truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đó là truyền thống nhớ về cội nguồn, thể hiện tấm lòng biết ơn, hiếu thảo thông qua việc thờ cúng. Nhằm hạn chế phần nào các hành vi sai trái, giảm bớt các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp diễn ra trong lĩnh vực đất đai như hiện nay ở nước ta.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài chủ yếu tìm hiểu các quy định của pháp luật, thực trạng áp dụng các quy định, chỉ ra các sai phạm, thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng đất hương hỏa, và đưa ra các giải pháp để hạn chế các thiếu sót và sai phạm đó. Tuy nhiên, do không tìm thấy nhiều quy định về loại đất này trong các văn bản pháp luật về đất đai nói riêng và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, cho nên đề tài chủ yếu được phân tích đang xen giữa kiến thức xã hội, kết hợp với những quy định của pháp luật. Trong việc khảo sát thực tế, do không có điều kiện nên đề tài đã sử dụng các thông tin sẵn có từ các trang thông tin điện tử để lảm tư liệu cho đề tài.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Áp dụng chủ yếu các phương pháp đã được hướng dẫn trong quá trình học tập như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng các quan điểm chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với việc tham khảo các sách báo, tạp chí, giáo trình và các công trình nghiên cứu luật học, mà người viết đã hoàn thành luận văn.


    5. Bố cục đề tài


    Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có ba chương:


    Chương 1. Khái quát chung về đất hương hỏa: chương này chủ yếu trình bày các vấn đề cơ bản của đất hương hỏa trên phương diện lý luận, về khái niệm, đặc điểm pháp lý và ý nghĩa của đất hương hỏa. Cũng như quá trình khẳng định vị trí của đất hương hỏa trong hệ thống pháp luật của nước ta.


    Chương 2. Những quy định về quản lý và sử dụng đất hương hỏa trong pháp luật Việt Nam hiện hành: nội dung ở đây chủ yếu đề cập đến các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất hương hỏa. Đồng thời đi sâu, phân tích các quy định đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất hương hỏa.


    Chương 3. Thực trạng quản lý và sử dụng đất hương hỏa. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất hương hỏa: vấn đề được tìm hiểu trong chương này chủ yếu là tình hình thực tế trong công tác quản lý và sử dụng đất hương hỏa, tìm ra các nguyên nhân, những sai phạm phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng loại đất này. Đồng thời, người viết cũng đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế các vấn đề còn tồn tại đó.





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...