Báo Cáo Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Luật đất đai 2003 cho đến nay đã trải qua gần một thập kỉ, khoảng thời gian đủ dài để các nhà làm luật nhìn nhận lại những tích cực cũng như tiêu cực khi đem pháp luật đất đai vào cuộc sống. Nhìn chung, luật đất đai 2003 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã làm tốt vai trò của mình, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực, hệ lụy vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân là vì đâu? Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cốt lõi, mang tầm ảnh hưởng lớn nhất chính là khái niệm “ sở hữu toàn dân “ về đất đai, có thể nói khái niệm sở hữu toàn dân là chốt chặn, rào cản lớn nhất cho công cuộc đởi mới chính sách pháp luật đất đai tại Việt Nam. Vì thế việc nhìn nhận lại khái niệm , đi sâu vào đúng bản chất của “ sở hữu toàn dân “ là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển, tiến lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng đề ra.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Đây có thể nói là đề tài nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia pháp luật tại Việt Nam quan tâm. Thực tế trong Quốc Hội hiên nay cũng đang có quan điểm nhìn nhận lại khái niệm này. Bài báo cáo không có tham vọng sẽ mở ra một cách nhìn mới về sở hữu đất đai tại Việt Nam, chỉ hi vọng có thể tổng kết, đúc kết cũng như đưa ra một vài chính kiến của bản thân về hệ lụy của khái niệm “ sở hữu toàn dân “, những bất cập ,khó khăn trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong công tác thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, từ đó nhìn nhận lại quan niệm hiện nay của Việt Nam về lĩnh vực đất đai.

    3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

    Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành các chính sách pháp luật đất đai tại Việt Nam qua các thời kì, từ đó nhìn nhận lại khái niệm “ sở hữu toàn dân “ trong thời đại hiện nay.

    Nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng những quy định này, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện từ quan niêm tư duy cho đến đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống.

    4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

    Bài báo cáo không nghiên cứu toàn diện tất cả các nội dung về lĩnh vực pháp luật đất đai, mà chỉ tập trung làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân“, những khó khăn, bất cập đối với khái niệm này, từ đó đề xuất kiến nghị và hướng hoàn thiện.

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Bài báo cáo sử dụng các phương pháp khoa học thông thường như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.

    6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của bài báo cáo

    Bài báo cáo mong muốn chỉ ra những bất cập trong khái niệm “ sở hữu toàn dân” qua đó tạo tiền đề cho sự pháp triển, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai tại Việt Nam.

    Kết cấu của bài báo cáo
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo gồm 2 chương:

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG VIỆC NHÌN LẠI KHÁI NIỆM “ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN” TẠI VIỆT NAM
    CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NHỮNG BẤT CẬP, KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM – HỆ QUẢ CỦA KHÁI NIỆM “ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN”
     

    Các file đính kèm:

    • 3.rar
      Kích thước:
      64.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...