Luận Văn Đáp ứng chất lượng dịch vụ cho mạng GMPLS với kỹ thuật DIFFSERV

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đáp ứng chất lượng dịch vụ cho mạng GMPLS với kỹ thuật DIFFSERV
    Trong ngành công nghiệp Internet ngày nay, chất lượng dịch vụ (QoS) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đa dịch vụ và hội tụ mạng. Các tham số của QoS cần phải được đáp ứng để hỗ trợ các ứng dụng khác nhau như thoại, video, và dữ liệu, và nhiều dịch vụ mạng như IP, Ethernet, và ATM. Chất lượng dịch vụ (QoS) là một thước đo để đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ và thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dùng. QoS được đo thông qua các tham số chính như: băng thông, độ trễ, jitter và tỷ lệ mất gói. Trong nhiều năm qua, nhiều giải pháp đã được phát triển để tăng cường cho Internet có khả năng hỗ trợ các yêu cầu khác nhau của các loại hình lưu lượng và giải quyết vấn đề QoS, trong đó giải pháp DiffServ cho hiệu quả nhất. DiffServ là một trong những kỹ thuật có khả năng hỗ trợ QoS cho các dịch vụ IP với các mức cam kết khác nhau (SLA), trong khi vẫn đảm bảo được yếu tố tận dụng tài nguyên mạng hiệu quả.
    Do không thể dự đoán được mức lưu lượng IP tăng đột biến, các ISP có xu hướng chuyển đổi cơ sở hạ tầng mạng truyền dẫn quang từ các mạng vòng quang SONET/SDH sang hạ tầng mạng WDM với khả năng đáp ứng băng thông rất cao (40Gb/s). Các phần tử quang trong mạng WDM như: bộ ghép kênh xen/rớt quang OADM, bộ kết nối chéo quang OXC có khả năng hủy bỏ hoặc cho phép lưu lượng đi qua để giúp ảo hóa mạng, để thực hiện kỹ thuật lưu lượng đa lớp và kỹ thuật bảo vệ đa lớp. Ngoài ra, các phần tử quang này cũng hỗ trợ tính năng tự động hóa giúp cho việc truyền thông giữa lớp quang và lớp IP một cách dễ dàng thông qua một mặt phẳng điểu khiển thông minh. Một phẳng điều khiển như vậy được gọi là chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (GMPLS), và được xem là mặt phẳng điều khiển cho các mạng IP/WDM. GMPLS là một giao thức tổng quát hơn mở rộng từ MPLS để cung cấp cơ chế kỹ thuật lưu lượng và điều khiển chung, có khả năng cung cấp chuyển mạch gói, chuyển mạch ghép kênh phân chia thời gian (TDM), chuyển mạch bước sóng (λ), chuyển mạch sợi quang (vật lý). GMPLS sử dụng các kỹ thuật định tuyến và báo hiệu phức tạp để thiết lập các kết nối đầu cuối – đầu cuối tốc độ cao theo yêu cầu.

    Tuy nhiên bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào đảm bảo QoS cho các dịch vụ trên mạng GMPLS khi mức độ tích hợp IP/WDM và khả năng tự động hóa điều khiển mạng càng cao? Rõ ràng lúc này việc điểu khiển QoS là vô cùng khó khăn. Để hiểu rõ vấn đề này, ta hãy xem mạng truyền quang WDM giống như một “hộp đen”, nơi mà tất cả các dịch vụ được tổng hợp, nhận cùng một cơ chế cư xử không cam kết dịch vụ. Mặc dù, các mạng truyền dẫn quang WDM cung cấp một dung lượng băng thông rất lớn, tuy nhiên đối với các lưu lượng nhạy cảm với chất lượng (yêu cầu QoS cao) có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng kết nối vật lý kém, cơ chế xử lý của các kết nối. Để giải quyết bài toán này, tôi xin trình bày giải pháp DiffServ điều khiển QoS cho các mạng GMPLS IP/WDM. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng GMPLS với kỹ thuật DiffServ” làm luận văn tốt nghiệp cao học.

    Nội dung bao gồm:

    Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
    Chương 1: Tổng quan về chất lượng dịch vụ, GMPLS.Chương 2: Trình bày về kỹ thuật DiffServ qua mạng MPLS/GMPLS.
    Chương 3: Mô phỏng và phân tích đánh giá kết quả.
    Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
     
Đang tải...