Tài liệu Đáp án câu hỏi và trắc nghiệm đường lối CM ĐCSVN

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Chính sách thống trị của thực dân Pháp? Tình hình giai cấp XHCN cuối TK 19 đầu TK 20?
    a. Chính sách thống trị của thực dân Pháp:
    Nguyên nhân dẫn đến chính sách xâm lược và cai trị của thực dân Pháp đầu tiên ở VN đó là do vị trí địa lý thuận lợi của VN; nội tình nhà Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Ánh muốn dựa vào sức mạnh của Pháp để đánh triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đã tạo điều kiện sau này cho Pháp xâm lược VN và xu thế tìm kiếm thị trường của các nước TB trong đó có Pháp nên năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN. Thực dân Pháp đã ép nhà Nguyễn ký 4 hiệp ước từ năm 1862 đến 1884 gồm:
    - Hiệp ước Nhâm tuất tháng 6/1862.
    - Hiệp ước Giáp tuất tháng 3/1874.
    - Hiệp ước Hácmăng tháng 3/1874.
    - Hiệp ước Patơnốt ngày 6/6/1884.
    Triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Nước VN từ 1 nước phong kiến độc lập đã trở thành nước thuộc địa, nữa phong kiến. Sau khi tạm thời dập tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở VN với chủ trương của chính sách cai trị là “Độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, nô dịch phản động về văn hóa”.
    - Về Chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế, thực dân, tước bỏ mọi quyền đối nội và đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn; thực hiện chính sách “chia để trị” thâu tóm mọi quyền hành trong tay, chia VN thành 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Đàn áp dã man các phong trào yêu nước, đấu tranh CM của nhân dân ta. Trên thực tế ở VN lúc này có sự câu kết giữa đế quốc với phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa.
    - Về kinh tế: Thực dân Pháp duy trì PTSX phong kiến và du nhập hạn chế PTSX TBCN, thực hiện chính sách vơ vét về kinh tế, đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khai thác mỏ, bóc lột nguồn nhân công và biến nước ta thành nơi tiêu thụ hàng hóa của thực dân Pháp. Cũng như tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, tiến hành xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp, hệ thống giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác. Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho KT VN có sự chuyển biến, hình thành 1 số ngành KT mới. Tuy nhiên, về cơ bản nền KT VN vẫn là nền KT nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc vào tư bản Pháp.
    - Về văn hóa – XH: Một mặt thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục nô dịch, ngu dân; mở 1 số trường để đào tạo công chức phục vụ bộ máy chính quyền thực dân. Mặt khác, thực dân Pháp tạo điều kiện cho các tệ nạn XH phát triển; đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu
    b. Tình hình giai cấp XHCN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
    Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm biến đổi cơ cấu XHVN qua các giai cấp:
    - Giai cấp địa chủ: Một bộ phận câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấp địa chủ PKVN lúc này có sự phân hóa, 1 bộ phận địa chủ(đặc biệt là lớp tri thức PK) có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
    - Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong XHVN, bị thực dân và PK áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân VN đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc, PK tay sai, và ý chí CM của họ. Họ sẽ là đội quân chủ lực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ.
    - Giai cấp tư sản: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp , trong giai cấp tư sản có 1 bộ phận kiêm địa chủ. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản VN đã bị tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản VN nhỏ bé và yếu ớt. Trong khi tư sản dân tộc ở 1 số thuộc địa còn có thể lãnh đạo CM thì giai cấp tư sản VN không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc CM dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
    - Giai cấp tiểu tư sản: Bao gồm, học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng. Đời sống của tiểu tư sản VN bấp bênh và dễ bị thất nghiệp, phá sản. Tiểu tư sản VN có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, nhạy cảm với thời cuộc, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần CM cao.
    - Giai cấp công nhân: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, sống tập trung nhiều ở các thành phố và mỏ như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh Công nhân VN, bên cạnh những phẩm chất chung của giai cấp công nhân quốc tế, còn có những đặc điểm riêng. Đa số công nhân VN xuất thân từ nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp nông dân VN bị đế quốc, PK áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân VN là ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc VN, và vừa lớn lên đã sớm được tiếp thu lý luận của CN Mác–Lênin và thành quả của CMT10 Nga, nhanh chóng trở thành 1 lực lượng CT tự giác, thống nhất
    Tóm lại chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến XHVN trên các lĩnh vực CT, KT, văn hóa, XH. Trong đó, đặc biệt là sự ra đời của giai cấp công nhân VN. Các giai cấp, tầng lớp trong XHVN lúc này đều mang thân phận người dân mất nước; ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp và PK áp bức, bóc lột. Vì vậy trong XHVN, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ PK, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất XHVN là XH thuộc địa, nửa phong kiến. Thực tiễn LSVN đặt ra 2 yêu cầu: một là, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ PK, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
    . Còn nữa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...