Thạc Sĩ Đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục tiêu đào tạo NNL là phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT-XH và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, Hội nghị lần thứ II BCHTW khóa VIII Đảng ta xác định: "phát triển đào tạo đại học, THCN, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình KT-XH của từng vùng phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu. Tại Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo Định hình quy mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển NNL phục vụ phát triển KT-XH.


    Đề tài “các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới” được tiến hành nghiên cứu khi Tỉnh tái lập được 9 năm (1997-2005) và khi công cuộc xây dựng và phát triển Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp và Đô thị trải qua 5 năm (2001 –2005) khởi sắc. Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình Tỉnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các công cuộc trên. Hai quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau và đã được các cấp Chính quyền Tỉnh Bắc Ninh tổ chức, chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển chung của tổng thể kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Ninh những năm qua. Trong triển khai nghiên cứu, Đề tài đã góp phần vào việc tổng kết các quá trình trên, làm rõ các thành tựu đồng thời chú trọng phân tích các vấn đề tồn tại đã và đang đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết trong những năm tới. Theo các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài đã hệ thống hoá một vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu để làm luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và Đô thị Tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. Trong đề xuất các giải pháp, Đề tài đã chú trọng đưa ra các vấn đề về quan điểm, về phương án và mô hình, về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, về tổ chức và biện pháp thực hiện.
    Do đóng góp chủ yếu của Đề tài là hệ thống hoá và đề xuất những căn cứ khoa học về các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và Đô thị Tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới nên Đề tài này đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu đề xuất dưới hình thức các Đề án Chính sách, Đề án xây dựng mô hình để trình Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt, tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện. Trong các Đề án cần nghiên cứu trong thời gian tới, Đề tài kiến nghị ưu tiên cho các công trình thuộc diện thí điểm được trình bày tại mục 2.4 của phần V chương III, Báo cáo Tổng hợp Đề tài./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...