Tiểu Luận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word dài 45 trang


    A, LỜI NÓI ĐẦU
    Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là khu vực tỉnh Lâm Đồng với trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là thành phố Đà Lạt.
    Nhóm chúng tôi

    B, NỘI DUNG

    TIÊU ĐỀ: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG

    I. ĐÔI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM

    Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, song mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế, điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thể, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Qua du lịch, khách muôn phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam . Muốn vậy, du lịch Việt Nam phải trở thành một sứ giả của hòa bình và hữu nghị
    Cùng với sức hấp dẫn của “ngôi sao đang lên”, du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam vì đây còn là điểm đến an toàn và thân thiện. Tiếng lành đồn xa Nhưng ta cần nhận thấy ở đây một thông điệp” hãy giữ bền và nhân lên “tiếng lành” đó. Và muốn vậy, người làm du lịch phải luôn biết và dám nhìn thẳng vào những hạn chế. Từ chỗ không có cảng biển đón khách du lịch, thiếu phòng lưu trú đến những bất cập về dịch vụ như thiếu hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ, thiếu chương trình giải trí về đêm và “đáng ngại nhất” là lối kinh doanh làm giả “chặt chém” du khách Một chuyên gia về phát triển du lịch đã kể tôi nghe câu chuyện nhỏ, nghe thật buồn. Rằng, khách du lịch Nga một ngày qua Hy Lạp năm chuyến bay, qua Thổ Nhĩ Kỳ năm chuyến bay, qua đảo Síp cũng vậy. Đó là những khu du lịch hoàn thiện, đáp ứng mọi điều kiện nhu cầu của du khách. Nay, sức hút Việt Nam mời gọi, họ rủ nhau đến Việt Nam . Nhưng khi đến thì sao? Hầu hết khách sạn kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. Mới 23 giờ đêm đã đóng cửa, đường phố vắng teo. Có những du khách trước khi về đưa ra một cục tiền, ngao ngán vì không biết tiêu vào việc gì (!). Nói vậy để thấy đã đến lúc chúng ta cần có quan niệm và nhận thức mới hơn, đầy đủ hơn về hoạt động du lịch.
    Trước hết là con người. Con người nào chất lượng sản phẩm đó. Thử xem nguồn nhân lực của ngành du lịch hiện nay ra sao? Những người lao động trực tiếp mới đào tạo được khoảng 20%. Lao động gián tiếp cũng vậy. Đã đến lúc ngành du lịch phải mở rộng hệ thống đào tạo quốc gia với quy hoạch cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trên tinh thần kêu gọi xã hội hóa công tác đào tạo, kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thông qua hình thức mở trường với một hệ thống giao trình cập nhật, tăng ngoại khóa, bớt lý thuyết, coi trọng thực hành, bảo đảm học viên ra trường làm việc được ngay. Kiểu đào tạo chắp vá, làm ăn cháp vá cần được chấm dứt, vì đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động thiếu sáng tạo, kém khả năng cảm nhận và hướng tới những giá trị mới. Cần hiểu rằng, bản thân người làm du lịch cũng là một “sản phẩm du lịch”. Quen trong dạ, lạ trông áo. Hướng dẫn viên du lịch là hình ảnh đầu tiên mang đến những cảm nhận ban đầu về đất nước, con người. Phong cách ứng xử và chiều sâu văn hóa là những yếu tố cực kỳ quan trọng. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chính bởi sự thân thiện. Đây là một thế mạnh mang tính truyền thống, bởi vậy rất cần được giữ gìn, phát huy và tôn bồi. Có thể ta kém nhiều nơi khác về trình độ “công nghiệp du lịch, nhưng nếu ta biết khai thác những thế mạnh của du lịch hiện đại và phổ vào đó tình người, ta sẽ có một “công nghệ du lịch” hoàn hảo.
    Trong quy hoạch cũng vậy. Đã đến lúc cần phải có chuyên gia và các công ty tư vấn nước ngoài. Cùng với những lợi thế mang tính chuyên nghiệp, họ còn đứng trên tư duy của du khách mà đáp ứng trúng nhu cầu. Ta làm du lịch để phục vụ du khách thì phải hiểu nhu cầu của chính du khách để đáp ứng tốt nhất, từ cách bố trí không gian, thiết kế đến những yêu cầu trong xử lý môi trường v.v Cùng đó là quy hoạch những cùng du lịch trung tâm như đảo Phú Quốc; toàn bộ ven biển miền Trung với những di sản văn hóa thế giới, Huế, Hội An cũng như các thành phố du lịch khác. Nhìn sang láng giềng ta thấy, riêng khu vực đền ăng-co-vát (Cam-pu-chia) đã có 10 khách sạn năm sao. Một sự đầu tư có tầm vóc và hết sức khôn ngoan. Trong khi đó, nhiều khu vực có lợi thế phát triển du lịch của ta (biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh; vịnh Nha Trang là một trong 24 vịnh đẹp nhất thế giới; hồ Ba Bể là một trong 10 hồ nước ngọt lớn nhất toàn cầu; và mới đây, sau một cuộc bình chọn dài ngày mang tên “Hidden Beaches”, bãi Dài (Phú Quốc) đã được chọn là bãi biển sạch và đẹp nhất thế giới còn hoang sơ tiềm ẩn (Theo Hãng tin ACB News). Chưa hết. Ngoài Hạ Long trên biển ta có Hạ Long trên cạn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...