PHẦN MỞ đẦU 1. đặt vấn đề Nhằm phát triển ngành CNTT của đất nước, ngày 6/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 246/2005/Qđ-TTg) trong đó “phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT - TT. phát triển nguồn nhân lực CNTT - TT phải đảm bảo chất lượng đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT - TT quốc gia”. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ và công nghiệp CNTT là một trong những trọng tâm của Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 thành phố Hồ Chí Minh trong đó “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu tiên số một” (Quyết định số 115/2006/Qđ-UBND, ngày 21/7/2006). Như vậy, định hướng của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được xem là một trong những trọng tâm hàng đầu, vì vậy tôi đã chọn đề tài “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp cao học ngành kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện tại, dự kiến đến năm 2010. Thứ hai, đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực CNTT của thành phố đến năm 2010. Thứ ba, phân tích những vấn đề còn tồn đọng trong việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Thứ tư, định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020. 3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, các đơn vị có sử dụng nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố. Thứ hai, các đơn vị đào tạo CNTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như phân tích số liệu thống kê miêu tả. Số liệu thứ cấp được lấy từ các sở ngành có liên quan trên địa bàn thành phố như Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê và các cơ sở đào tạo CNTT. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bài phát biểu của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về việc phát triển và đào tạo CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu và xác định một số chính sách để thành phố có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng phục vụ phát triển ngành CNTT. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT. Trong chương này, đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT. Ngoài ra, chương này còn cung cấp thông tin về kinh nghiệm đào tạo và phát triền nhân lực CNTT tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc và Mỹ. Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương này trình bày sự phát triển và đào tạo nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, hiện tại, dự kiến đến năm 2010. Bên cạnh đó, chương này còn phân tích những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển và đào tạo nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phát triển nguồn nhân lực CNTT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Chương này có hai chủ đề chính là định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 của thành phố đồng thời đề xuất một số chính sách và kiến nghị đối với các bên liên quan trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 202