Tiến Sĩ Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP
    10
    1. 1 Các khái niệm cơ bản 10
    1.1.1. Khái niệm và phân loại công nhân kỹ thuật 10
    1.1.2. Khái niệm đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 13
    1.2. Nội dung đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 21
    1.2.1. Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển 22
    1.2.2. Thiết kế các hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 25
    1.2.3. Triển khai đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 29
    1.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 34
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 38
    1.3.1. Các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 38
    1.3.2. Các yếu tố thuộc về cá nhân người công nhân kỹ thuật 40
    1.3.3. Các tác động từ môi trường bên ngoài 41

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN 43
    2.1. Nghiên cứu định tính 43
    2.1.1. Nghiên cứu sâu thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại 7 doanh nghiệp Dệt May Hà Nội điển hình 43
    2.1.2 Phỏng vấn sâu và nghiên cứu các tấm gương công nhân kỹ thuật điển hình về phát triển nghề nghiệp 43
    2.1.3. Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, các chuyên gia 44
    2.2. Nghiên cứu định lượng 44
    2.2.1. Quy mô và cơ cấu mẫu tiến hành khảo sát 44
    2.2.2. Thiết kế các công cụ khảo sát 48
    2.2.3. Thu thập thông tin 50
    2.2.4. Xử lý số liệu 50
    2.3. Kế thừa và sử dụng thông tin từ các nguồn thứ cấp 53

    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 55
    3.1. Các đặc điểm ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 55
    3.1.1. Một số đặc điểm chung của ngành Dệt May Việt Nam 55
    3.1.2. Một số đặc điểm của lao động trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật
    57
    3.2. Thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 63
    3.2.1.Tổng quan về đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội63
    3.2.2. Thực trạng xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội
    77
    3.2.3. Thực trạng thiết kế các hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 80
    3.2.4. Thực trạng triển khai đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 81
    3.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 87
    3.3. Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội88
    3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai đến kết quả đào tạo
    và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội
    88
    3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cá nhân người công nhân kỹ thuật
    đến kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà
    Nội
    95
    3.3.3. Đánh giá tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đến kết đào tạo và
    phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội
    100

    CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI105

    4.1. Định hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2025 và dự báo nhu
    cầu nguồn nhân lực và nhu cầu công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp Dệt May
    Hà Nội
    105
    4.1.1. Định hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2025 105
    4.1.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu công nhân kỹ thuật của các doanh
    nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2025 107
    4.2. Quan điểm đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 111
    4.2.1. Quan điểm 1: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật ngành Dệt May phù hợp
    với chủ trương “trí thức hóa giai cấp công nhân” của Đảng và Nhà nước 111
    4.2.2. Quan điểm 2: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao
    năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Dệt May Hà
    Nội, vừa là công cụ kích thích tinh thần với người lao động 112
    4.2.3. Quan điểm 3: Đổi mới đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh
    nghiệp Dệt May Hà Nội theo phương pháp tiếp cận theo năng lực 113
    4.3. Các giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các
    doanh nghiệp Dệt may Hà Nội 114
    4.3.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển công
    nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 114
    4.3.2. Hoàn thiện việc thiết kế các hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật
    trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 119
    4.3.3. Hoàn thiện việc triển khai đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các
    doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 123
    4.3.4. Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật
    trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 129
    4.3.5. Hoàn thiện công tác phát triển nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật trong các
    doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 132
    4.3.6. Các giải pháp khác nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đào tạo và phát triển công nhân kỹ
    thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 134
    4.4. Một số kiến nghị 139
    4.4.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ 139
    4.4.2. Một số kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 141
    4.4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 142
    4.4.4. Một số kiến nghị đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam 142
    4.4.5. Một số kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo 143
    KẾT LUẬN 146



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới. Thành phố Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trị-xã hội của cả nước, là địa phương đứng thứ hai về đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội [18, tr.59], năm 2011, tổng sản phẩm nội địa của thành phố đạt khoảng 283.767 tỷ đồng,
    chiếm 11,2% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội (HN) giai đoạn 2006-2010 đạt 10,4%, trong đó tỷ trọng tăng trưởng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%. Hiện nay, thành phố có gần 100.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số đó, ngành dệt may có 18.483 cơ sở sản xuất (chiếm 18,5% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố), đóng góp khoảng 17,3% tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội hàng năm. Các doanh nghiệp Dệt May(DN DM) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường đối với các DN DM nhưng kéo theo nhiều thách thức. Đó là những thách thức về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường quốc tế hóa cao độ. Đó còn là những sức ép từ sự đổi mới công nghệ, từ những quy định, hiệp ước quốc tế và những rào cản kỹ thuật trong SXKD. Đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các DN DM HN phải đảm bảo được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành hợp lý, thực hiện nghiêm túc các quy định quốc tế trong sản xuất sản phẩm.Rõ ràng, một trong những điều kiện để DN có thể đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chính là một nguồn nhân lực chất lượng tốt, đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt về tay nghề và sự cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, có đạo đức, thái độ làm việc nghiêm túc, gắn bó với DN. Vai trò của CNKT xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố con người – yếu tố trung tâm của quá trình SXKD của DN. CNKT chính là chủ thể của quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động tác nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho DN. Để thực hiện quá trình tác nghiệp, công nhân sử dụng các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, tác động và làm biến đổi nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ. Biết cách vận hành hiệu quả, an toàn các loại máy móc thiết bị, sử dụng hợp lý các công cụ, dụng cụ, tiết kiệm nguyên vật liệu, người lao động (NLĐ) có thể đóng góp rất lớn vào việc giúp DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm một phần đáng kể các chi phí biến đổi cho công
    cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu. Sự thực hiện công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp trên thị trường, đến hình ảnh và uy tín của DN trên thị trường và đối với khách hàng, và vìvậy, cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của DN.
    Đặc thù của các DN DM là sử dụng nhiều lao động. Hiện nay, ngành Dệt May HN sử dụng khoảng 111.600 lao động [18, tr.131-132]. Trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 84,5% (tương đương 98.865 người). Trên thực tế, trình độ hiểu biết về công nghệ và sản xuất, nhất là trình độ đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của CNKT trong các DN DM HN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động SXKD ngày càng được hiện đại hóa. Những hạn chế đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, sản lượng, chất lượng sản phẩm, và từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và giảm sức cạnh tranh của các DN. Một lực lượng CNKT đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu SXKD hiện tại và trong tương lai cả về số lượng và chất lượng là một nguồn lực vô cùng quý giá,
    một lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên, để có thể tạo nên và duy trì được lợi thế cạnh tranh từ lực lượng lao động thành thạo tay nghề, giỏi kiến thức, nghiêm túc trong ý thức và thái độ làm việc,
    cam kết và trung thành, DN dứt khoát phải quan tâm đến đầu tư cho đào tạo và phát triển (ĐT&PT) CNKT một cách nghiêm túc và hợp lý. Đây có thể coi là một trong những vấn đề cốt lõi, có tính quyết định đến sự thành công không chỉ trong SXKDcủa các DN DM HN mà xa hơn là của cả quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi cấp bách phải được giải quyết. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội”là thực sự cần thiết.
     
Đang tải...