Thạc Sĩ Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Vi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) đã
    trở thành một ngành kinh tế tổng hợp mang tính quốc tế, được tổ chức với trình độ cao, có
    tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ. Hoạt
    động đó đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế (QLKT) trong hoạt động NH cần có một khối
    lượng lớn kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phải được đào tạo chuyên ngành, cán bộ quản
    lý kinh tế (CBQLKT) phải có tầm và có tâm. Trong tương lai không xa đội ngũ cán bộ đó
    phải có đủ năng lực, trình độ ở tầm cỡ quốc tế để thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế của
    Đảng và Nhà nước ta.
    Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) là ngân hàng thương mại (NHTM)
    nhà nước được thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội
    đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng nhà nước
    (NHNN) ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng
    công ty nhà nước. Do lịch sử của mình, NHCTVN phải tiếp nhận và sử dụng đội ngũ cán
    bộ nhân viên (CBNV) còn nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng và cơ cấu số lượng lao
    động. Đến cuối năm 2004 NHCTVN có 13.804 người (là đơn vị có số lượng CBNV lớn
    thứ hai trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam). Số lao động dôi dư chiếm khoảng 20%
    tổng số lao động trong toàn hệ thống - thực chất là thừa lao động giản đơn, thiếu trầm
    trọng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của phần lớn các loại nghiệp vụ NH. Với số lượng
    lao động quá lớn, việc sắp xếp lại lao động trên cơ sở dự án hiện đại hóa NH và hệ thống
    thanh toán của ngân hàng công thương (NHCT) chưa đi liền với tinh giản lao động. Với tư
    cách là một doanh nghiệp nhà nước, việc quản lý lao động của NHCT rất khó thực hiện
    theo cơ chế thị trường.
    NHCTVN đã nhận thức được tầm quan trọng của CBQLKT trong kinh doanh tiền
    tệ - tín dụng - dịch vụ NH và xác định đây là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, coi
    đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển NH. Vì thế NHCTVN đã thành lập trung tâm
    đào tạo (TTĐT) tháng 7 năm 1997 để tiến hành đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ
    nghề nghiệp cho CBQLKT nói chung, quản lý kinh doanh tiền tệ nói riêng trong toàn hệ
    thống. Hoạt động đó đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu
    đổi mới của ngành NH trong tiến trình hội nhập vào khu vực và quốc tế thì còn nhiều bất
    cập. Để hiện đại hóa NHCTVN theo chuẩn mực quốc tế, lành mạnh tài chính, giảm thiểu
    rủi ro trong hoạt động NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng, cần phải đổi mới và hoàn thiện công
    tác đào tạo và đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCTVN, đáp ứng yêu cầu kinh doanh
    trong thời kỳ mới, đặc biệt là về tư cách, đạo đức, phẩm chất của cán bộ NH. Vì thế, tôi
    chọn vấn đề: "Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào
    tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản
    lý.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan tới đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo CBQLKT, quản lý kinh doanh
    NH đối với hệ thống NH nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố: Đề
    tài nghiên cứu khoa học: "Đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa ngân hàng", Lê Trọng Khanh, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2003; Đề tài
    khoa học: "Nhu cầu nhân lực của ngành Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ 21", Lê
    Đình Thu, Hà Nội, 2001; Đề tài khoa học: "Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
    nhân lực Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ 21", Phạm Thanh Bình, Hà Nội, 2003;
    Đề tài khoa học: "Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu
    khoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường", Vũ Thị Liên, Hà
    Nội, 2001; "Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông
    á", Lê Thị ái Lâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; "Quản lý nhân lực của doanh
    nghiệp", Đỗ Văn Phức, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004; "Giáo trình quản lý nhân
    lực trong doanh nghiệp", Nguyễn Tấn Thịnh, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội, 2003;
    "Một số cơ sở khoa học của cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đào tạo
    nghề nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010", Viện chiến lược phát
    triển, Hà Nội, 2000, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Tuyết Mai; "Dự báo qui mô phát triển
    giáo dục và đào tạo cho các năm 2000, 2005, 2010, 2015 và 2020", Ban chiến lược phát
    triển giáo dục - đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà nội, 1999; Luận văn thạc sĩ: "Phát
    triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Thanh Hóa", Lê Văn Kỳ, Hà Nội, 2004;
    Luận văn thạc sĩ: "Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa đất nước", Phạm Ngọc Đỉnh, Hà Nội, 1999; Luận văn thạc sĩ: "Vấn đề qui hoạch,
    đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế của tỉnh Đồng
    Nai", Vi Văn Vũ, Hà nội, 2000; Luận văn thạc sĩ: "Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào
    tạo nghề ở nước ta hiện nay", Nguyễn Đức Tĩnh, Hà Nội, 2001; Luận văn thạc sĩ: "Hoàn
    thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa", Chu Phương Anh, Hà Nội, 2003; Luận văn thạc sĩ: "Những giải pháp về quản lý
    nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay", Nguyễn Hữu Chí,
    Hà Nội, 2002 .
    Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau về
    nhân lực, như vai trò của nhân lực, nhu cầu và phát triển nhân lực, hoặc đào tạo và quản lý
    nhà nước về đào tạo nghề cho đội ngũ nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    (CNH, HĐH).
    Tuy vậy, đào tạo và đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCT cho lĩnh vực NHCT với
    sự tiếp cận một cách cơ bản, hệ thống, phù hợp với yêu cầu mới hiện nay là vấn đề đang
    còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo hơn.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích
    - Nhằm đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của NHCT: Kết hợp đào tạo nghề
    với đào tạo kiến thức tổng hợp gồm: lý luận, kỹ năng, quản trị, điều hành, gắn lý luận với
    thực hành, đảm bảo thành thạo nghề nghiệp.
    - Xây dựng nhân cách và đạo đức nghề nghiệp, tận tụy phục vụ khách hàng và
    phục vụ sự nghiệp phát triển của NHCTVN.
    - Góp phần đào tạo, phát triển đội ngũ CBQLKT của NHCTVN phù hợp với điều
    kiện, môi trường mới hiện đại, mở cửa, hội nhập.
    * Nhiệm vụ của luận văn
    - Hệ thống hóa, xây dựng, xác định nội dung cơ bản và phương thức đào tạo và
    đào tạo lại CBQLKT trong điều kiện mới tại NHCTVN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQLKT và công tác đào tạo CBQLKT
    tại TTĐT NHCTVN.
    - Đề xuất giải pháp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của NHCTVN đáp ứng
    yêu cầu mới của kinh tế thị trường, hiện đại, mở cửa của nước ta.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Xuất phát từ đặc điểm nhân lực nghề NH, cán bộ quản lý (CBQL) ngành NH có ba
    loại chính, cán bộ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách NH chủ yếu ở
    NHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, NH; CBQL và kinh
    doanh tiền tệ, chủ yếu ở các NHTM. Loại này gồm hai bộ phận:
    + Bộ phận trung tâm đầu não: Hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh.
    + Bộ phận chỉ đạo cơ sở là bộ phận tác động trực tiếp đến chất lượng kinh doanh
    tiền tệ của một NH; CBNV nghiệp vụ, ở cả NHNN và NHTM.
    Trong luận văn này, phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành NH, đối tượng nghiên
    cứu chủ yếu của luận văn là đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL kinh doanh tiền tệ và
    nhân viên nghiệp vụ (gọi chung là cán bộ quản lý ngân hàng) trong phạm vi NHCTVN.
    Những vấn đề khác liên quan tới đào tạo, đào tạo lại CBQLKT nói chung, đối với
    NHTM nói riêng sẽ được đề cập khi cần thiết.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích, tổng hợp,
    phương pháp thống kê, xác suất, điều tra, khảo sát thực tiễn .
    6. Đóng góp mới của luận văn về mặt khoa học
    - Góp phần hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ CBQLKT của NHCTVN
    thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại.
    - Giúp các phòng, ban có liên quan đến quản lý nhân sự của NHCTVN xây dựng
    được chính sách đào tạo và đào tạo lại, sử dụng nhân lực có hiệu quả.
    - Xác định được nội dung, phương thức, hình thức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ
    CBQLKT của NHCTVN tại TTĐT NHCT trong điều kiện khoa học - công nghệ hiện đại
    và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
    chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...