Luận Văn Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các Sở, Ty, các Phòng giáo dục, các trường sư phạm, các trường c

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề.

    Trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoávà hiện đại hoá đất nước, quan điểm định hướng, chính sách và các giải pháp chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo đã được đề cập trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Quản lý giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Quan điểm này được cụ thể hoá trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục và đào tạo đội ngũ nhà giáo và CBQLGD còn những hạn chế, bất cập . Năng lực của đội ngũ CBQLGD chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục bên cạnh các yếu tố trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, hệ thống trường lớp, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học thì một yếu tố quan trọng là năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp từ mầm non đến đại học còn có những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, còn ít được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và quản lý giáo dục. Với khoảng hơn 90.000 CBQLGD trong hệ thống giáo dục quốc dân, hiện nay chỉ có khoảng 40% được bồi dưỡng ngắn ngày về nghiệp vụ quản lý giáo dục, khoảng hơn 2000 người được đào tạo ở trình độ cử nhân và thạc sỹ về quản lý giáo dục .

    Từ xu thế phát triển của giaó dục và đào tạo khi nhân loại bước sang thế kỷ mới, từ những đòi hỏi cấp thiết của thực tế cho thấy ngoài các khoa quản lý giáo dục thuộc các trường cao đẳng sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục các địa phương làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD thì cần thiết phải thành lập một tổ chức mới với tư cách là Trung tâm Quốc gia để đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tác nghiệp thành thạo, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Trung tâm đó chính là Học viện Quản lý Giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào .

    *

    * *

    Khi miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN (1954), Đại hội giáo dục toàn quốc (3/1956) thông qua cải cách giáo dục lần II, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, Đại hội Đảng III Đảng LĐVN (1960), đã chỉ ra phương hướng xây dựng nền giáo dục theo hướng XHCN. Trước nhiệm vụ cách mạng mới, cùng với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý - trước hết là Hiệu trưởng được chú ý nhiều hơn. Từ năm 1964, hệ thống các trường bồi dưỡng được thành lập ở các tỉnh, thành phố chủ yếu làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, đồng thời tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng (chủ yếu là các trường phổ thông cấp 1, 2). Năm 1966,Trường Lý luận Nghiệp vụ giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục được thành lập làm nhiệm vụ bồi dưỡng các CBQL phòng giáo dục (quận, huyện), các trường phổ thông và tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các CBQL của ngành về một số vấn đề cấp bách trong QLGD.

    Sau khi đất nước thống nhất (1975), yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, việc đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD và nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục trở thành một nhu cầu cấp thiết. Năm 1976, Trường Cán bộ quản lý giáo dục được thành lập trên cơ sở Trường Lý luận nghiệp vụ – Bộ Giáo dục theo Quyết định số 190/TTg ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ “Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các Sở, Ty, các Phòng giáo dục, các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý của ngành giáo dục và các trường phổ thông”.

    Năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thành lập Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị là: Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của ngành giáo dục và đào tạo, là trung tâm nghiên cứu và tư vấn về khoa học quản lý, về cải tiến tổ chức quản lý của ngành, là nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của toàn ngành và hợp tác quốc tế.

    Trong gần 30 năm qua, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo đã có những bước phát triển cơ bản, toàn diện và thu được những kết quả đáng khích lệ. Trường đã thực sự trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức ngành giáo dục lớn nhất nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực, nghiệp vụ quản lý, tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho trên 30.000 lượt viên chức của ngành, xây dựng hệ thống khoa học quản lý giáo dục và tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề mà thực tiễn công tác quản lý giáo dục đặt ra.

    Thực hiện Quyết định số 09/TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 –2010” và Quyết định số 73/2005/QĐ -TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục, căn cứ vào lịch sử hình thành và phat triển, với nhận thức về trách nhiệm của Nhà trường trước đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đổi mới giáo dục, Nhà trường xin trình lên Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan bản Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

    1.2. Những căn cứ để xây dựng Đề án thành lập Học viện Quản lý giáo dục

    Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục được xây dựng căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của Ngành, các văn bản gồm:

    - Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI,VII,VIII, IX;

    - Nghị quyết TW II khoá VIII về công tác giáo dục và đào tạo;

    - Nghị quyết TW III khoá VIII về công tác cán bộ;

    - Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD;

    - Hiến pháp năm 1992 ;

    - Luật Giáo dục năm 1998;

    - Nghị quyết 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội Khoá XI về giáo dục;

    - Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010;

    - Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ về quy định cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ đào tạo;

    - Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Quyết định 190/TTg ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo;

    - Quyết định số 874/TTg ngày 20/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước;

    - Quyết định số 74/2001/QĐ - TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001- 2005;

    - Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

    - Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010;

    - Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết soó 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục.

    - Thông báo số 2273/VP ngày 28/3/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân công nhiệm vụ các đơn vị giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...