Chuyên Đề Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 3
    MỞ ĐẦU 4
    Chương I 7
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU 7
    1. Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu 9
    2. Phân loại đào tạo theo nhu cầu 11
    3. Vai trò và đặc điểm của đào tạo theo nhu cầu 11
    3.1. Vai trò 11
    3.2. Đặc điểm 13
    4. Phân loại nhu cầu đào tạo 14
    5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đào tạo theo nhu cầu của các trường 15
    5.1. Những nhân tố tích cực 15
    5.2. Những nhân tố tiêu cực 16
    6. Kinh nghiệm về đào tạo theo nhu cầu của một số nước và khu vực trên thế giới 17
    6.1. Khu vực Đông Á 17
    6.2. Châu Âu 22
    6.3.Trung Quốc 22
    Chương II 24
    THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
    I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI 24
    1.Quá trình hình thành 24
    2. Chức năng, nhiệm vụ vủa trung tâm 24
    2.1. Chức năng 24
    2.2. Nhiệm vụ 25
    3. Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm 26
    II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 29
    1. Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động giáo dục đào tạo 32
    2. Những tồn tại của nền giáo dục nước ta 36
    3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 43
    3.1. Từ phía nhà trường và người học 43
    3.2. Từ phía Nhà nước 46
    Chương III 50
    GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA 50
    1. Giải pháp 50
    2. Lộ trình thực hiện từ 2007 đến 2010 64
    KẾT LUẬN 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68































    NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    1. Giáo dục và Đào tạo GD – ĐT
    2. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
    3. Đại học ĐH
    4. Cao đẳng CĐ
    5. Trung học chuyên nghiệp THCN
    6. Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
    7. Trung học cơ sở THCS
    8. Trung học chuyên nghiệp THCN
    9. Dạy nghề DN
    10. Trung học phổ thông THPT
    11. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH – HĐH
    12. Kinh tế - xã hội KT – XH
    13. Công nghiệp hoá CNH
    14. Việt Nam VN
    15. Đại học quốc gia ĐHQG
    16. Công nghệ thông tin CNTT
    17. Công nhân CN







    MỞ ĐẦU
    Một căn bệnh cốt tử trong nền Giáo dục và Đạo tạo (GD-ĐT) của ta hiện nay là sự cách biệt quá lớn giữa đào tạo và sử dụng, giữa cung và cầu về nhân lực, hay nói cách khác là kết quả GD-ĐT chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Đây là căn bệnh đã được nói đến từ nhiều năm qua, từ ngày Đảng và Nhà nước bắt đầu đề cập đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục, nếu không nói là có xu hướng trầm trọng hơn trước áp lực của hội nhập quốc tế. Căn bệnh nói trên chính là hậu quả "kép" của một nền giáo dục vừa nặng về hư danh, khoa cử, sính bằng cấp theo kiểu giáo dục phong kiến xưa kia lại vừa mang tính "tháp ngà", tách biệt đào tạo với xã hội, với thực tiễn sản xuất kinh doanh theo mô hình của Liên Xô trước đây.
    Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nêu trên chính là sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo mà lâu nay vẫn được gọi là tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", là tình trạng một bộ phận không nhỏ sinh viên ra trường không tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp, các khu công nghiệp lại thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo theo đúng nhu cầu của họ, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc chúng ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở cửa thị trường giáo dục đại học đã tạo áp lực trực tiếp buộc chúng ta phải đổi mới tư duy GD-ĐT mà bằng chứng cụ thể là việc chấp nhận khái niệm thị trường giáo dục với đầy đủ ý nghĩa của nó. Rõ ràng, với áp lực mở cửa thị trường đại học theo cam kết WTO, nếu chúng ta không khẩn trương đổi mới triệt để tư duy đào tạo, đặt GD-ĐT vào trung tâm của dòng chảy phát triển và hội nhập thì khủng hoảng, tụt hậu trong GD-ĐT và nguồn nhân lực nói chung tất yếu sẽ xảy ra. Một khi nguồn nhân lực đã được khẳng định là chìa khóa thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế thì hậu quả của khủng hoảng, tụt hậu trong GD-ĐT mà trực tiếp là đào tạo ĐH đối với phát triển kinh tế là vô cùng nặng nề.
    Do đó chủ trương hướng toàn bộ nền ĐH, CĐ, THCN cho mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã hội mà trước hết là nhu cầu của doanh nghiệp - đối tượng có nhu cầu lớn nhất về nhân lực đã qua đào tạo - hay nói nôm na là chuyển từ "đào tạo cái mình có" sang "đào tạo cái mà xã hội (doanh nghiệp) cần" và việc vận dụng các nguyên tắc của của thị trường trong đào tạo và sử dụng là rất cần thiết. Nó không những tạo ra bước đệm giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết vấn đề nguồn nhân lực của hiện tại mà còn trở thành một động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai.
    Trong bài viết này, tôi đi sâu vào việc làm rõ thực trạng đào tạo theo nhu cầu ở nước ta hiện nay và kết quả mà chúng ta nhận được từ những gì chúng ta đã thực hiện. Qua đó thấy được con đường mà toàn nền giáo dục Việt Nam đã chọn có đã đi theo đúng nhu cầu của xã hội hay chưa hay cần phải sửa đổi, bổ xung cho hoàn thiện hơn nữa để con đường đó thực sự xuất phát từ nhu cầu xã hội, để sản phẩm của nó thực sự đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao tăng lên không ngừng của xã hội.
    Mô hình này không còn phải là mới trên thế giới, nó đã được thực hiện từ rất lâu rồi, ở rất nhiều quốc gia từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Mỹ . Việc Việt Nam đến nay mới nhận thấy hết ý nghĩa to lớn của đào tạo theo nhu cầu xã hội trong vấn đề giải quyết nhu cầu lao động ngày càng cao của các doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung và quyết định tiến hành triển khai rộng khắp trong cả nước tuy là quá muộn song việc thực hiện nó không phải là không có ý nghĩa bởi lẽ nếu không thực hiện thì không biết nền giáo dục nước nhà sẽ còn đi đến đâu đặc biệt là hiện nay nước ta đã là thành viên của WTO thì nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường là rất lớn. Tuy nhiên để có thể đi đến đích thành công của nó không phải điều dễ dàng, thực tế trên thế giới cho thấy rõ không phải nước nào cũng thành công khi đi theo con đường này.
    Với tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
    “Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp”
    Nội dung chính của bài viết gồm có 3 phần:
    Chương I : Lý luận chung về đào tạo theo nhu cầu
    Chương II : Thực trạng việc đào tạo theo nhu cầu ở Việt Nam
    Chương III : Giải pháp cho đào tạo theo nhu cầu ở nước ta
    Do những hạn chế về mặt kiến thức và nguồn tài liệu tìm kiếm được nên bài viết của tôi khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những sự góp ý của thầy, cô và những ai quan tâm đến vấn đề mà tôi nghiên cứu.
    Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Đức Thọ đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
    Nếu có thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số 01699421922
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...